Chủ Nhật, Tháng Năm 18, 2025
- www.DienDanKinhTe.vn -
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
- www.DienDanKinhTe.vn -
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
- www.DienDanKinhTe.vn -
Trang chủ Bất động sản

Nhà đầu tư địa ốc Nhật Bản muốn tham gia vào các dự án di dời hàng chục nghìn nhà lụp xụp ven kênh TP.HCM

4 Tháng Ba, 2018
trong Bất động sản, Thời sự
0 0
Nhà đầu tư địa ốc Nhật Bản muốn tham gia vào các dự án di dời hàng chục nghìn nhà lụp xụp ven kênh TP.HCM

Chiều 3/3, tại hội thảo “Chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” do Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) và Hiệp hội các doanh nghiệp Nhật Bản phát triển đô thị sinh thái (J-CODE) tổ chức, cho thấy rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang muốn tham gia vào các dự án lớn này.

Được biết, chương trình “Chỉnh trang và phát triển đô thị” từ nay tới năm 2025, TP.HCM sẽ thực hiện quyết liệt việc di dời và giải tỏa gần 20.000 hộ trên và ven sông rạch để thực hiện công tác chỉnh trang đô thị, tạo bộ mặt mới cho một thành phố hội nhập. Theo đó, kế hoạch di dời sẽ được tiến hành trong 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu từ 2015 – 2020 sẽ tập trung giải tỏa di dời 9.805 căn nhà ven sông, rạch. Giai đoạn 2 từ năm 2020 – 2025, sẽ hoàn thành mục tiêu di dời 19.524 căn nhà và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch.

Bài viết liên quan

Hình ảnh TPHCM trong trái tim những người con của Thành phố

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất

18 Tháng Năm, 2025
Khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa được điều chỉnh quy hoạch

Khu đô thị mới Bình Quới – Thanh Đa được điều chỉnh quy hoạch

18 Tháng Năm, 2025

“Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị cho Việt Nam là trách nhiệm và là sứ mệnh của Nhật Bản trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Nhật Bản cũng ưu tiên việc doanh nghiệp tư nhân tham gia cùng cơ quan quản lý Tp. Hồ Chí Minh để đầu tư, xây dựng hạ tầng đô thị thành phố hiện đại và thân thiện với môi trường”, ông Keiji Kimura – Chủ tịch J-CODE, chia sẻ tại hội thảo.

Theo lãnh đạo J-CODE, tổ chức này hiện có 57 thành viên, đều có rất nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính, quy hoạch phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị rất mong muốn hợp tác cùng TP.HCM trong việc cung cấp kinh nghiệm, giải pháp, công nghệ tiên tiến để xây dựng Thành phố phát triển nhanh thành đô thị hiện đại phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.

Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Sử Ngọc Anh, một trong những khó khăn lớn nhất hiện vẫn là nguồn vốn để bồi thường, giải phóng mặt bằng. Nhu cầu vốn khoảng 25.745 tỉ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách TP.HCM chỉ có 2.508 tỉ đồng, cần phải huy động hơn 23.000 tỉ đồng nữa mới đủ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

UBND TP.HCM đã phát hành danh mục các dự án mời gọi đầu tư đối với các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh, rạch, chỉnh trang đô thị của Thành phố như: Dự án di dời và tái định cư các hộ dân sống trên và ven Bờ Nam Kênh Đôi, Quận 8; dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất ven Rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp); dự án cải tạo, chỉnh trang nhà ven và trên Rạch Văn Thánh…

Được biết, ngày 1/2/2018 tại hội nghị mời gọi đầu tư thực hiện các dự án cải tạo, di dời nhà ven và trên kênh, rạch, chỉnh trang đô thị TP.HCM, đĐại diện JICA cho rằng tổ chức này sẽ tập trung vốn cho khu vực tư nhân để thực hiện dự án cải tạo kênh rạch. Bên cạnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cam kết sẽ đồng hành với chính quyền TP.HCM trong chương trình chỉnh trang nhà trên và ven kênh rạch.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Lê Trần Kiên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM thông tin, hơn 20 năm qua, thành phố đã di dời khoảng 36.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Tuy nhiên, nhà ở trên và ven kênh rạch, ô nhiễm môi trường vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân. Hiện nay, trên địa bàn vẫn còn khoảng 21.850 căn nhà trên và ven kênh rạch, tập trung chủ yếu ở quận 8, quận 7, quận 4.

Trong giai đoạn 2016 – 2020, thành phố phấn đấu di dời và tổ chức lại cuộc sống cho 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch. Để thực hiện được mục tiêu này, thành phố đã phân loại 3 nhóm dự án bao gồm nhóm chỉnh trang đô thị bằng nguồn vốn ngân sách (53 dự án, kinh phí hỗ trợ tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng), nhóm dự án xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị (3 tuyến kênh rạch, chi phí bồi thường khoảng 2.700 tỷ đồng) và nhóm dự án chỉnh trang đô thị theo hình thức đối tác công ty PPP (6 dự án, kinh phí bồi thường khoảng 19.024 tỷ đồng).

Đối với chương trình cải tạo, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ bị hư hỏng, nguy hiểm, ông Lê Trần Kiên cho biết, đến năm 2020 thành phố phấn đấu cải tạo, sửa chữa, xây mới thay thế 50% chung cư cũ hư hỏng (trong tổng số có 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975). Đặc biệt phải hoàn thành tháo dỡ, xây mới thay thế chung cư hư hỏng cấp D (cấp nguy hiểm).

Hiện nay, UBND thành phố đã ủy quyền, phân công cho UBND các quận thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến đầu tư, cải tạo, sửa chữa, xây mới chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975. Nhưng hiện vẫn có 13 chung cư cấp D chưa có chủ đầu tư và hàng loạt chung cư cần cải tạo, chỉnh trang.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh, TP.HCM là đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nhưng Thành phố vẫn là một đô thị chưa hoàn chỉnh, phải đối phó với những thách thức như kẹt xe, ngập nước, vấn đề vệ sinh môi trường, biến đổi khí hậu. Vấn đề vẫn còn hơn 20.000 hộ dân sống trên và ven kênh, rạch là nỗi trăn trở của lãnh đạo Thành phố nhiều thời kỳ.

Để hoàn thành những mục tiêu, đáp ứng nguyện vọng của người dân và nhu cầu phát triển của Thành phố, chủ trương xã hội hóa để tiết giảm gánh nặng cho ngân sách là hoàn toàn đúng đắn, nhất là trong bối cảnh tình hình khó khăn của ngân sách như hiện nay.

Đại diện một DN Nhật Bản, cho biết hiện nay TP.HCM giống Nhật Bản cách đây 50 năm trước mà nước này đối mặt. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Nhật đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng để giãn dân từ các TP lớn ra ngoại ô.

Khi hạ tầng được đầu tư, sẽ kéo theo các nguồn vốn đổ về các khu vực đó hình thành các khu dân cư sầm uất, một bộ phận dân cư sẽ di dời ra ngoại thành sống khi đó các vấn đề kẹt xe, ngập nước cũng được giải quyết.

Thị trường BĐS, hạ tầng của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đang hấp dẫn các DN Nhật Bản. Điều này minh chứng bằng việc nguồn vốn đầu tư của Nhật vào VN thời gian gần đây tăng mạnh, vượt qua các quốc gia khác. Rất nhiều DN Nhật đã chọn các DN Việt Nam để liên kết đầu tư và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Theo: Đăng Khải/ Nhịp sống kinh tế

Từ khóa: Di dời giải tỏaKêu gọi đầu tưNhà ven kênh rạchNhật BảnVốn ngoại
Tin trước

Để công ty luôn sáng tạo, Thiên Minh và Thế giới di động đều sử dụng cùng 1 cách, doanh nghiệp nào cũng có thể học theo

Tin tiếp theo

Đặc khu và lộ trình riêng

Tin tiếp theo
Đặc khu và lộ trình riêng

Đặc khu và lộ trình riêng

– www.DienDanKinhTe.vn –

CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN BẤT ĐỘNG SẢN SÀI GÒN
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313214507 do Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 4 năm 2015
- Địa chỉ: 27/158 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh , Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Phụ trách nội dung: Bùi Văn Hải
Email: vietnampropertyforum@gmail.com Tel: ‭0933713131
- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 28/2018/GP-STTTT do Sở thông tin và truyền thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/03/2018

Theo dõi chúng tôi tại:

Diễn Đàn Kinh Tế - Diendankinhte.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2020 Diễn đàn kinh tế

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In