Chủ Nhật, Tháng Năm 18, 2025
- www.DienDanKinhTe.vn -
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
- www.DienDanKinhTe.vn -
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
- www.DienDanKinhTe.vn -
Trang chủ Đầu tư

Cắt giảm 570 điều kiện kinh doanh vận tải

27 Tháng Ba, 2018
trong Đầu tư
0 0
Cắt giảm 570 điều kiện kinh doanh vận tải

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, tại Hội thảo về rà soát điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, ngày 26.3, đã kể câu chuyện một doanh nghiệp thành viên đầu tư gần 20 tỷ đồng, nhưng vẫn không thể kinh doanh vận tải.

Bài toán “con gà quả trứng” đã không được giải, nên 15 xe ô tô doanh nghiệp mua về nằm “đắp chiếu” cả tháng chờ đăng ký chấp thuận tuyến mới được hoạt động.

Bài viết liên quan

SOM: “Bình Quới – Thanh Đa sẽ là mô hình đô thị bền vững kiểu mẫu cho tương lai”

SOM: “Bình Quới – Thanh Đa sẽ là mô hình đô thị bền vững kiểu mẫu cho tương lai”

18 Tháng Năm, 2025
TP.Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

TP.Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư

17 Tháng Năm, 2025

“Nhiều thông tư đang trở thành điều kiện kinh doanh”, ông Thanh nói, và dẫn chứng: Nghị định 86 quy định một số điều kiện cho mỗi loại hình kinh doanh vận tải, nhưng thông tư lại quy định rất khắt khe, nhất là với taxi hay vận tải hàng hóa.

“Làm sao để các quy định trong nghị định, thông tư phải toát lên sự kiến tạo cho doanh nghiệp phát triển,  xóa bỏ triệt để cơ chế xin cho, còn nếu chuyển được sang hậu kiểm thì càng tốt”, ông Thanh đặt vấn đề.

Cắt giảm 570 điều kiện kinh doanh

Nghị quyết 01 của Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2018 khẳng định rõ mục tiêu tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh.

Chậm hơn, nhưng cuối cùng Bộ Giao thông Vận tải cũng công bố danh mục 570 điều kiện kinh doanh, thuộc 28 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định tại 5 luật chuyên ngành: Bộ luật Hàng Hải, Luât Giao thông Đường bộ, Luật Giao thông Đường thủy nội địa, Luật Đường sắt và Luật Hàng không dân dụng Việt Nam và 20 nghị định sẽ được cắt giảm trong lần cải cách này.

Người đứng đầu Ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho đây là dịp để rà soát lại các điều kiện kinh doanh theo đúng tinh thần của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích công, tác động đến cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa theo định hướng của Nhà nước.

Trước đó, trong quá trình rà soát điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải năm 2017, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, đã phát hiện những điều  kiện gây cản trở kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Thứ nhất, chủ thể kinh doanh phải có tối thiểu cơ sở vật chất. Doanh nghiệp kinh doanh ô tô taxi ở thành phố phải có 50 xe, ở các tỉnh thành phố khác phải có 20 xe.

Thứ hai, doanh nghiệp phải có tổ chức nhất định. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý tàu biển, vận tải tàu biển phải có người chuyên trách về pháp chế.

Thứ ba, doanh nghiệp phải ký quỹ. Nghị định 160/2016 yêu cầu kinh doanh vận tải biển phải có bảo lãnh ngân hàng, với mức bảo lãnh tối thiểu là 5 tỷ đồng khi vẫn chuyển quốc tế và 500 triệu đồng Việt Nam khi vận chuyển nội địa.

Điều này, một mặt đáp ứng yêu cầu thuận tiện cho người quản lý, tránh tình trạng bỏ rơi thuyền viên, nhưng mặt khác lại tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp. Đội tàu của Việt Nam chắc chắn gặp bất lợi so với các nước khác khi phải gánh chi phí ký quỹ trong bối cảnh lãi suất ở nước ta tương đối cao.

Thứ tư, nhân sự phụ trách vận tải biển phải tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên, cùng một số yêu cầu khác, theo yêu cầu của Nghị định 160/2016

Thứ năm, kinh doanh vận tải ô tô phải có phương án kinh doanh, phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhân viên phục vụ ô tô, tàu thủy phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch. Đây là sự can thiệp tương đối sâu của Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Yêu cầu giải thích

Trong danh mục mới nhất, Bộ Giao thông Vận tải tạm chia 570 điều kiện kinh doanh cần cắt giảm theo các nhóm: Điều kiện chung, điều kiện về quy mô, điều kiện về tổ chức bộ máy nhân sự, năng lực sản xuất, điều kiện về trang thiết bị cơ sở địa chất và các điều kiện khác.

Sở dĩ có sự chia nhóm này, theo lý giải của bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Giao thông Vận tải, là do chưa có văn bản quy phạm pháp luật nói rõ về tiêu chí, điều kiện kinh doanh, ngoài điều 7 của Luật Đầu tư yêu cầu các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng các điều kiện liên quan đến quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Cạnh đó, đang có tình trạng lẫn lộn giữa các văn bản về điều kiện gia nhập thị trường với các quy định doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Dù vậy, bà Hằng Nga cũng khẳng định, những điều kiện đầu tư kinh doanh không phù hợp với Điều 7 của Luật Đầu tư sẽ được bãi bỏ. Tuy nhiên, với những nội dung doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình hoạt động kinh doanh, tức là vấn đề hậu kiểm, sẽ được tách ra một cách rõ ràng.

“Chúng tôi cũng xác định những điều kiện mà nằm trong phạm vi của Chính phủ sẽ được sửa ngay trong năm nay, còn những vấn đề thuộc quy định của các Luật sẽ có phương án kiến nghị bãi bỏ và sửa đổi, nhưng sẽ thực hiện theo chương trình thực hiện luật pháp lệnh của Quốc Hội”, bà Nga nói thêm.

Cải cách điều kiện kinh doanh của ngành Giao thông Vận tải có tác động rất lớn không chỉ đến doanh nghiệp vận tải mà còn với nền kinh tế. Bởi lẽ, với chi phí vận tải rẻ, dịch vụ vận tải tốt, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn.

Cho rằng việc rà soát để đưa ra cắt giảm 570 điều kiện kinh doanh là mạnh mẽ, nhưng ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) vẫn “băn khoăn” khi có nhiều điều kiện kinh doanh được chuyển thành quy định quản lý hoạt động vận tải và quy định về trách nhiệm. Ông yêu cầu “sự giải thích từ chính Bộ Giao thông Vận tải”.

Tại danh mục điều kiện kinh doanh vận tải bằng taxi, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định sẽ bãi bỏ các điều kiện từ 4 đến 12 và chuyển thành quy định về quản lý vận tải. “Đây không phải bãi bỏ, chỉ là chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác”, ông Hiếu chỉ rõ.

“Đợt rà soát để cắt giảm lần này vẫn mang tính chất kỹ thuật và cơ học nhiều hơn, tức là vẫn rà soát theo tinh thần Nghị quyết”, ông Hiếu nói. Theo ông, nếu không cắt giảm triệt để các điều kiện kinh doanh, chỉ chuyển chi phí từ trạng thái này sang trạng thái khác sẽ không giảm được gánh nặng cho doanh nghiệp.

Việc Bộ Giao thông Vận tải chia ngành vận tải ra thành 4 loại hình, cố gắng quy định loại hình này không cạnh tranh với loại hình khác, vô hình trung đã phân mảnh thị trường cố định, phân mảnh thị trường hợp đồng, đưa ra các quy định về taxi để các loại hình này không cạnh tranh nhau được.

Ông Hiếu cho rằng cần “thực sự cởi mở” để các phương thức kinh doanh vận tải có quyền cạnh tranh lẫn nhau, vì lợi ích của người tiêu dùng, vì lợi ích của doanh nghiệp. Sẽ không công bằng nếu bắt các doanh nghiệp như Uber, Grab chịu trách nhiệm các khâu họ không làm.

Thêm nữa, đang có nhiều quy định hiện hành buộc taxi truyền thống phải kinh doanh từ đầu đến cuối, cũng như chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của mình, đã và đang làm phát sinh ra nhiều chi phí cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn về tần số, việc quy định phải có giấy phép 12 tháng là cực kỳ rủi ro cho doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp hoàn toàn có thể trả phí hàng năm. Những bất cập tương tự cũng đang diễn ra với quy định kiểm định đồng hồ hay khám sức khỏe định kỳ cho lái xe.

Lần rà soát để cắt giảm này, ông Phan Đức Hiếu nói phải như một cuộc cải cách về thể chế, về quy định pháp luật, thực sự gỡ bỏ những quy định cản trở doanh nghiệp kinh doanh. Muốn vậy, phải có một quan điểm rất rõ ràng từ phía Bộ Giao thông Vận tải.

Theo: Hải Vân/ Nhịp cầu Đầu tư

Từ khóa: Cạnh tranhCắt giảmDoanh nghiệp tưHội thảoKinh doanhNghị quyếtThủ tụcVận tải
Tin trước

World Bank: Việt Nam cuối bảng về điều kiện khởi nghiệp

Tin tiếp theo

Doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục teo tóp

Tin tiếp theo
Doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục teo tóp

Doanh nghiệp tư nhân vẫn tiếp tục teo tóp

– www.DienDanKinhTe.vn –

CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN BẤT ĐỘNG SẢN SÀI GÒN
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313214507 do Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 4 năm 2015
- Địa chỉ: 27/158 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh , Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Phụ trách nội dung: Bùi Văn Hải
Email: vietnampropertyforum@gmail.com Tel: ‭0933713131
- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 28/2018/GP-STTTT do Sở thông tin và truyền thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/03/2018

Theo dõi chúng tôi tại:

Diễn Đàn Kinh Tế - Diendankinhte.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2020 Diễn đàn kinh tế

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In