Chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng ở Việt Nam tăng lên khi nền kinh tế tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng cao sẽ tiếp tục được duy trì trong năm nay nhưng việc tiếp tục cải cách kinh tế là vẫn là một yếu tố rất quan trọng.
Người tiêu dùng Việt Nam đang rất lạc quan, điều giúp đẩy mạnh chi tiêu của họ khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng thu nhập hộ gia đình. Làn sóng này sẽ tiếp tục, khi mà cuộc điều tra mới nhất hàng quý của FT Confidential Research cho thấy mức độ lạc quan của người tiêu dùng đối với nền kinh tế Việt Nam lên mức cao trong 3 năm.
FT Research kỳ vọng Việt Nam sẽ vẫn là một trong những nền kinh tế đang phát triển mạnh nhất trong khu vực trong năm nay, nhưng việc những thành tựu này có được duy trì hay không còn phụ thuộc vào việc chính phủ có thể thành công việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực kinh tế và mối quan hệ với Trung Quốc.
Cuộc khảo sát của FT thực hiện với 5000 người tiêu dùng ở Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam cho thấy những người Việt Nam trẻ là những người lạc quan nhất về triển vọng kinh tế của đất nước, đẩy chỉ số FTCR Vietnam Economic Sentiment (một chỉ số đo lường độ lạc quan kinh tế của người dân Việt Nam) lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2015.
Chỉ số niềm tin kinh tế của Việt Nam (màu Xanh dương nhạt), của nhóm 4 nước ASEAN (màu xanh dương đậm ). Ảnh: FT |
Sự lạc quan của người Việt Nam – và họ luôn lạc quan về triển vọng kinh tế của đất nước kể từ khi FT bắt đầu khảo sát vào năm 2013 – trái ngược với tình trạng bi quan triền miên của người tiêu dùng Malaysia và tâm lý mong đợi những thay đổi của người dân Thái Lan.
Làm thế nào để chi tiêu?
Nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 6,8% trong năm 2017, vượt xa tốc độ tăng trưởng của Philippines, và chính phủ Việt Nam hy vọng tốc độ năm nay sẽ nhanh hơn. Nền kinh tế được hỗ trợ bởi các nhân khẩu học, với tỷ lệ người phụ thuộc của Việt Nam, một thước đo dân số trong độ tuổi lao động so với thanh niên và người cao tuổi – ở mức thấp 42,9%.
Điều này khiến cho người Việt Nam kiếm thu nhập cao hơn để mua sắm. Theo khảo sát của FT trong quý I.2018, chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu ở Việt Nam tăng ở mức nhanh nhất trong số 5 nước Asean được khảo sát, 49% số người trả lời cho biết vào cuối năm 2017 rằng họ muốn tăng chi tiêu tại trung tâm mua sắm trong năm nay, nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác trong ASEAN-5. Các thương hiệu nước ngoài đang nắm bắt xu hướng này; vào nửa cuối của năm ngoái, H & M, Costa Coffee và Dolce & Gabbana đã mở cửa hàng đầu tiên của họ tại Việt Nam.
Chỉ số chi tiêu hàng không thiết yếu của Việt Nam (màu xanh dương nhạt) và nhóm 4 nước Asean (màu xanh dương đậm). Ảnh: FT |
Trong khi doanh thu bán lẻ ở Việt Nam tăng gần 11% trong năm ngoái lên 129 tỷ USD, doanh thu mua sắm trực tuyến tăng 25%, một tốc độ mà Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam, dự kiến sẽ duy trì cho đến năm 2020. Các công ty khu vực như Lazada có thể chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam nhưng các đối thủ trong nước như Thegioididong và Sendo nổi lên như những đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Doanh số bán ô tô dự kiến sẽ hồi phục từ sự suy giảm của năm ngoái, nhờ việc cắt giảm thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN khác. Doanh số bán xe hơi tăng 241% trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2017 khi mà xe máy liên tục nhường chỗ cho xe ô tô, khiến cho chính quyền các thành phố như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đau đầu giải quyết.
Từ trang trại đến nhà máy, Việt Nam đang đi theo con đường mà nhiều nước láng giềng đã trải qua. Một lượng lớn dân số trong độ tuổi lao động, trẻ và rẻ đang là điều thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất khu vực cạnh tranh với Malaysia, Thái Lan và Indonesia. Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất với vốn đầu tư 17 tỷ USD kể từ năm 2009. Năm ngoái, Samsung đã sản xuất khoảng một nửa số điện thoại thông minh cao cấp của mình tại Việt Nam.
Theo Ngân hàng Thế giới, 41,8% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, giảm từ 55,1% năm 2005 và 71,7% năm 1992.
Tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp (màu xanh), dịch vụ (màu xanh nhạt) và công nghiệp (màu xanh đậm) của Việt Nam qua các năm. Ảnh: FT |
Việc nhiều người Việt Nam được dự kiến sẽ rời bỏ vùng nông thôn lên làm việc tại các nhà máy – tỷ lệ lao động nông nghiệp ở Malaysia chỉ là 11,8% – sẽ giúp tăng thu nhập lên cao hơn. Quá trình công nghiệp hoá đang thay đổi cấu trúc xuất khẩu của Việt Nam, dẫn đến sự tập trung ngày càng tăng trong sản xuất có giá trị gia tăng, mà còn trong các dịch vụ, rời xa các ngành có giá trị gia tăng thấp như dệt may.
Thei: Nhịp cầu đầu tư