Thực trạng nhức nhối hiện nay đó là các đại gia bất động sản vì lợi ích trước mắt và ma lực của đồng tiền mà ra sức bào mòn, phá hoại tài nguyên quốc gia bất chấp những hệ quả mà người dân phải gánh chịu. Nổi bật trong đám đại gia ấy phải kể đến Trịnh Văn Quyết FLC, hay Lê Viết Lam của Sun Group.
Thậm chí, người ta còn truyền nhau rằng: “Sun Group đi tới đâu sơn thần thổ địa ở đó hiện ra quỳ lạy rối rít” nhằm miêu tả chính xác cách phá hoại môi trường của tập đoàn này trên khắp cả nước. Không chỉ phá nát đỉnh Fansipan, xới tung Đà Nẵng, lấn biển Quảng Ninh, hiện Sun Group đang ngày đêm “xẻ thịt” hàng chục ha rừng phòng hộ tại Phú Quốc để phục vụ cho mục tiêu thu lợi khủng. Người ta ví những khu vực bị SunGroup chiếm như những “đặc khu kinh tế” của chính Tập đoàn này trên đất Việt.
Xẻ núi, lấp biển, lấy đất của dân… đại gia Lê Viết Lam đang làm giàu trên tài nguyên thiên nhiên và xương máu của người dân
Nói về Bà Nà, nơi này cách Đà Nẵng chừng 40km về hướng Tây, có khí hậu quanh năm mát mẻ. Với độ cao gấp hai lần Sơn Trà, từ đây có thể quan sát toàn bộ đồng bằng bên dưới kéo dài đến tận các phá ở Quảng Trị hay phố thị ở Hội An, nên khi được phát hiện trong một cuộc thám hiểm của đại uý Debay đầu thế kỷ 20, người Pháp nhanh chóng chọn nơi đây để xây dựng làm khu nghỉ mát cho quan lại và giới thượng lưu ở Trung Kỳ.
Năm 1912, người Pháp cho tiến hành nghiên cứu, quy hoạch Bà Nà và đến năm 1919, khi luật sư Beisson đặt những viên gạch đầu tiên đã đánh dấu việc “nàng tiên xanh” lần đầu được đánh thức. Bằng sự khảo sát kỹ lưỡng, người Pháp bố trí các biệt thự nằm rải rác trên nhiều cao độ khác nhau để ở đâu cũng có thể hướng tầm nhìn về ĐN và các công trình kiến trúc được thiết kế tinh tế, ẩn vào bên trong các thung lũng, kết hợp với các lối đi nhỏ quanh co đầy hơi sương tạo nên khung cảnh huyền ảo đẹp như cổ tích. Sau đó người Pháp tiếp tục mở rộng đường bộ lên đỉnh, bổ sung thêm nhiều công trình phụ trợ khác như bưu điện, nhà nghỉ, hầm rượu và Bà Nà nhanh chóng trở thành khu nghỉ dưỡng hàng đầu xứ Đông Dương.
1954, người Pháp rút đi, sau nhiều lần loay hoay tìm cách vực dậy khu nghỉ mát vang bóng một thời, song vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ, manh mún lại thiếu một kế hoạch tổng thể nên Bà Nà giẫm chân tại chỗ và ngày càng hoang vắng. Đến những năm 2000, để tìm động lực phát triển du lịch cho cả ĐN, chính quyền chủ trương giao cho duy nhất một đối tác đủ tiềm lực tài chính. Và cuối cùng ĐN giao “trứng” cho những nhà đầu tư không chút kinh nghiệm đến từ Đông Âu. Từ đây, Bà Nà được đánh thức lần thứ hai, khoác lên mình chiếc áo mới sặc sỡ theo một cách rất Sun Group.
Đầu tiên, họ cho phá rừng xây tuyến cáp treo đạt kỷ lục thế giới để đưa những du khách lên đến tận đỉnh và gọi là “Đường lên tiên cảnh”. Sau đó, họ ồ ạt bê tông hoá, biến Bà Nà hoang sơ còn đang ngái ngủ thành một đại công trường với các toà nhà có hình thức kiến trúc kỳ quái không biết ăn cắp hay vay mượn ở đâu. Sun Group còn mở rộng hàng loạt công trình mua sắm, giải trí và để cho ra vẻ “Pháp”, họ thuê các nhóm người ăn mặc kiểu châu Âu nhảy múa cạnh các đền chùa có mái ngói cong cong kiểu Trung quốc khiến những ai từng biết đến một Bà Nà huyền ảo đẹp đến nao lòng không khỏi ngậm ngùi nuối tiếc.
Những công trình ra vẻ “Pháp” của Sun Group xây dựng trên Bà Nà
Không chỉ ầm ầm đục đẽo núi rừng, Sun Group còn dựng barie, ngang ngược chặn cả con đường bộ duy nhất đi lên Bà Nà, bắt tất cả người dân và phật tử muốn lên rừng hay vãn cảnh chùa Linh Ứng (do dân xây dựng trước khi SunGroup đến) buộc phải… mua vé cáp treo như một hình thức BOT bẩn sớm nhất nước. Thậm chí cả cán bộ kiểm lâm muốn đi kiểm tra rừng trong địa hạt mình quản lý cũng phải xuất trình thẻ và chờ Sun Group đồng ý vì theo lời ông Nguyễn Điểu, nguyên giám đốc Sở Tài nguyên- môi trường, toàn bộ chùa Linh Ứng và rừng đặc dụng đã được thành phố giao hẳn cho Sun Group toàn quyền quản lý, biến Bà Nà từ tài sản chung của người dân trở thành một dạng đặc khu kinh tế với nhiều ưu đãi khuất tất cho riêng đám đại gia phất lên từ Đông Âu.
Ở đây, việc Đà Nẵng giao Bà Nà Núi Chúa cho Sun Group là một việc làm mờ ám. Bà Nà Núi Chúa ngoài ý nghĩa là một điểm du lịch, đây còn là điểm trọng yếu về chiến lược quân sự, có vị thế chiến lược quan trọng không kém Hải Vân Quan. Vấn đề giao đất rừng, giao những điểm chiến lược trọng yếu cho tư nhân và tập đoàn xây dựng đã trở thành vấn đề nhức nhối tại Đà Nẵng, đến khi nhân dân phát hiện và lên tiếng phản đối thì đã quá muộn. Ví dụ như trường hợp giao đất đèo Hải Vân cho một cựu giám đốc công an tỉnh xây biệt thự và giao một phần khác trên đèo Hải Vân cho một gia đình tài phiệt có gốc gác cán bộ nhà nước xây dựng là hoàn toàn im hơi lặng tiếng, nhà cầm quyền tự tung tự tác, chưa bao giờ trưng cầu ý kiến của nhân dân.
Có một chuyện hết sức vô lý là chùa Linh Ứng trên Bà Nà Núi Chúa đã được các Phật Tử Đà Nẵng (trong đó có cả gia đình ông Nguyễn Bá Thanh) góp tiền xây dựng từ rất lâu, trước khi tập đoàn Sun Group có mặt tại Đà Nẵng. Và đây là một điểm sinh hoạt tâm linh của nhân dân. Không hiểu sao Sun Group lại cấm nhân dân lên thăm chùa, bất kỳ ai muốn thăm chùa đều phải mua vé. Tuy rằng tập đoàn Sun Group có bỏ tiền ra tôn tạo chùa nhưng điều đó không thể đồng nghĩa với việc cướp cạn một công trình tâm linh của nhân dân!
Trong bài “Người dân Đà Nẵng mất Bà Nà” trên RFA ngày 11/3/2015, các tác giả đã nhận định Bà Nà – Núi Chúa là điểm trọng yếu về chiến lược quân sự, có vị thế chiến lược quan trọng không kém Hải Vân Quan. Cuối bài viết, các tác giả đã đặt câu hỏi: “Nếu một ngày nào đó, Sun Group bắt tay làm ăn với một doanh nhân Trung Quốc và doanh nhân này mua trên 50% cổ phần của Sun Group, nghiễm nhiên trở thành ông chủ mới của Sun Group thì chuyện gì sẽ xảy ra? Vì hiện tại, người Trung Quốc đã có mặt khắp bờ biển Đà Nẵng, họ đã xây nhà, xây biệt thự và xây sòng bạc ở đây nhiều vô kể. Liệu nhân dân còn nói được gì khi Sun Group vào tay Trung Quốc?!”
Trung Quốc có rất nhiều cách thức hợp pháp để trở thành chủ nhân các dự án của Sun Group: mua cổ phần của Sun Group hoặc các dự án của nó; mua cổ phiếu Sun Group và các dự án của nó khi chúng được niêm yết trên thị trường chứng khoán; tài trợ cho các dự án của Sun Group rồi chuyển vốn vay thành cổ phần; lập ra các công ty ma ở nước ngoài (như họ đã từng làm ở Mỹ, ở Canada, hay ở Singapore, v.v.) rồi hợp tác với Sun Group để thực hiện dự án, v.v
Đây là cách thế giới khai thác du lịch theo hướng bảo tồn thiên nhiên, điều này đang thiếu hẳn tại Việt Nam
Đành rằng giao cho một nhà đầu tư đủ nguồn lực để phát triển là một ý tưởng không tồi, song việc giao hẳn mà không kiểm soát đã gây ra nhiều hệ luỵ không chỉ là thất thu ngân sách. Lẽ ra với một vùng đất được tạo hoá ưu đãi nhiều như vậy, ĐN hoàn toàn có khả năng khai thác du lịch theo hướng bền vững bằng cách kiểm soát nghiêm ngặt các dự án ảnh hưởng thiên nhiên và thúc đẩy loại hình du lịch sinh thái, khuyến khích các hoạt động khám phá trải nghiệm như đạp xe, leo núi, trekking. Ngoài ra, chính quyền có thể học hỏi các nước bên cạnh là làm thêm các tuyến đường bộ men theo sườn núi, kết hợp xây dựng các điểm vọng cảnh để từ đấy mở ra các góc nhìn tuyệt đẹp về thành phố cho người dân, du khách có thêm sự lựa chọn thưởng lãm. Chỉ khi khai thác theo hướng bảo tồn, kết nối con người với thiên nhiên và chia sẻ các lợi ích cho cộng đồng như vậy thì việc phát triển mới có thể bền vững được.
Không còn nghi ngờ gì, đằng sau những tập đoàn mafia kinh tế như Sun Group chắc chắn có những thế lực rất lớn chống lưng ủng hộ và những dự án tàn phá thiên nhiên dọc theo đất nước do Sun Group đã giúp Lê Viết Lam trở thành một trong những đại gia hàng đầu Việt Nam.
PV (T/h