Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đến đối thoại với người dân Thủ Thiêm như lời hứa trước đây. Người dân vùng dự án mong muốn thanh tra toàn diện Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hoán đổi một cụm ở khu 4,3 ha trên đường Trần Não…
-
Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: Tôi có gặp một số hộ dân để tìm hiểu sống như thế nào, qua khu tái định cư An Phú, gặp hộ bà Nguyễn Thị Giác 78 uổi, ông Lực 88 tuổi, 50 năm tuổi đảng đang bị tai biến, nhà thì lụp xụp, dột nát hết rồi.
Trong chiến tranh đã hy sinh, cuối đời mong muốn có một cuộc sống an lành ở tuổi gần đất xa trời, vậy mà không hiểu lý do gì. Chị Vinh mấy năm trước còn đi làm nuôi sống bản thân, bây giờ thì…
Ông Nhân nghẹn lời khi kể lại gia cảnh những người ông đã đi thăm. Có người có mẹ là mẹ Việt Nam anh hung, thân nhân liệt sỹ, có người trong nhà có bàn thờ 6 liệt sỹ. Trong chiến tranh đồng bào cưu mang cán bộ, theo đảng. hòa bình nếu làm việc tốt dân khen, chưa đúng dân góp ý, góp hoàn không sửa thì dân giận. lâu ngày không sửa dân bức xúc.
“Chúng tôi cảm nhận được sự bức xúc đó. Chúng tôi cũng làm việc vài năm nữa thì nghỉ hưu, bà con bức xúc mấy mươi năm rồi. Tôi không phải đại biểu quận này nhưng thấy bà con bức xúc thì xin gặp. Trước kỳ họp thứ 10 tôi sẽ tiếp tục gặp bà con nữa đến khi nào hết bức xúc thì thôi. Hôm qua tôi đến khu tạm cư để làm gì?
Để xem có nên để bà con sống như vậy nữa hay không và câu trả lời là không. Bà con nhiều người không muốn nhận tái định cư, chúng tôi bàn trong thời gian chờ giải quyết thì bố trí tạm cư tối hơn cho người dân. Chúng tôi không gạt bà con đâu. Vào khu tái định cư để cuộc sống ổn định hơn, nheo nhóc, không an toàn chứ không phải lo đến đó thì thôi… xin thiết tha kêu gọi bà con ủng hộ chủ trương này. Bà con chỉ trả tiền điện, tiền nước, không trả phí dịch vụ, tiền gử xe chứ không xí xóa. Thành ủy chỉ muốn đời sống bà con đở khổ”, ông Nhân nói.
-
Cử tri Nguyễn Thị Tám nhiều lần phản ứng gay gắt vì chưa tới lượt phát biểu. Sau đó bà trình bày đến gần 15 phút, trong khi ban tổ chức quy định mỗi người phát biểu khoảng 5 phút.
Lúc này, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói ông hiểu ý cử tri phản ánh rằng nhà ở ngoài ranh thu hồi đất. “Nếu ngoài ranh thì không phải di dời”, ông Nhân khẳng định.
Bí Thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: “Tôi có gặp một số hộ dân để tìm hiểu sống như thế nào, qua khu tái định cư An Phú, gặp hộ bà Nguyễn Thị Giác 78 uổi, ông Lực 88 tuổi, 50 năm tuổi đảng đang bị tai biến, nhà thì lụp xụp, dột nát hết rồi.
Trong chiến tranh đã hy sinh, cuối đời mong muốn có một cuộc sống an lành ở tuổi gần đất xa trời, vậy mà không hiểu lý do gì.
Chị Vinh mấy năm trước còn đi làm nuôi sống bản thân, bây giờ thì…”, ông Nhân nghẹn lời khi kể lại gia cảnh những người ông đã đi thăm.
“Có người có mẹ là mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, có người trong nhà có bàn thờ 6 liệt sỹ. Trong chiến tranh đồng bào cưu mang cán bộ, theo đảng. Hòa bình nếu làm việc tốt, dân khen, chưa đúng dân góp ý, góp hoài không sửa thì dân giận, lâu ngày không sửa, dân bức xúc.
Chúng tôi cảm nhận được sự bức xúc đó. Chúng tôi cũng làm việc vài năm nữa thì nghỉ hưu, bà con bức xúc mấy mươi năm rồi.
Tôi không phải đại biểu quận này nhưng thấy bà con bức xúc thì xin gặp. Trước kỳ họp thứ 10, tôi sẽ tiếp tục gặp bà con nữa đến khi nào hết bức xúc thì thôi.
Hôm qua tôi đến khu tạm cư để làm gì? Để xem có nên để bà con sống như vậy nữa hay không và câu trả lời là không. Bà con nhiều người không muốn nhận tái định cư, chúng tôi bàn, trong thời gian chờ giải quyết thì bố trí tạm cư tốt hơn cho người dân.
Chúng tôi không gạt bà con đâu. Vào khu tái định cư để cuộc sống ổn định hơn… Xin thiết tha kêu gọi bà con ủng hộ chủ trương này. Bà con chỉ trả tiền điện, tiền nước, không trả phí dịch vụ, tiền gửi xe. Thành ủy chỉ muốn đời sống bà con đỡ khổ.
-
Cử tri Lê Thị Sáu nói: Tôi rất đau lòng. Trên hội trường này tôi đã nói, đã khóc. Có nước mắt của nhiều người. Có những giọt nước mắt của các cụ già 90 tuổi, 50 tuổi đảng.
Tôi rất đau buồn, không biết diễn tả sao cả. Chúng tôi đến Văn phòng tiếp công dân 96 lần nhưng không ai tiếp. Chúng tôi đã đi khắp nơi nhưng tất cả im lặng, không ai trả lời.
Chúng tôi kéo đến nhà của nguyên lãnh đạo TP. HCM kêu cứu. Người dân đang ăn ở yên lành, đùng một cái bị đập nhà mà không ai biết vì sao, chỉ biết bang hoàng.
Còn cử tri Nguyễn Đình Đệ Đất bức xúc, đất nhà ông ngoài ranh, kê khai năm 1999 nhưng không được tái định cư. “Không có một cục đất chọi chim dù có 2.400 m2 đất ở đây. Dự án đẩy hàng nghìn hộ dân đang có nhà cửa trở thành những người vô gia cư, ly tán, không công ăn việc làm. Đề nghị thanh tra vào cuộc. Các lãnh đạo cũ của TP.HCM và quận 2 phải chịu trách nhiệm”, ông nói.
-
Ông Nguyễn Đức Tú (phường An Khánh) nói: Hơn 20 năm thực hiện dự án, các vị có thấy khu văn hóa, trường học không? hay chỉ thấy cao ốc mọc lên? Người dân mỏi mòn gửi đơn khiếu kiện nhưng các nơi đều im lặng. Phải trở thành dân oan đi hàng nghìn cây số ra Hà Nội khiếu kiện, phải dải nắng dầm sương chờ được tiếp, giải quyết khiếu nại.
Tại hội nghị Thành ủy vừa qua có nhiều quan chức hứa sẽ xem xét giải quyết khiếu nại ở Thủ Thiêm nhưng chờ hoài không thấy. Sao cứ đá qua, đá lại. Sai rõ mười mươi mà không có một cơ quan nào đứng ra xử lý, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Xin đừng để người dân mất niềm tin.
-
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết (phường Bình Trưng Tây) muốn biết rõ về 160 ha tái định cư của dân trong diện giải tỏa cho khu đô thị mới. Trong Quyết định 367, ngoài khu Thủ Thiêm thì còn có 160 ha tái định cư.
“Tại sao có khu này rồi mà TP đưa dân đi tái định cư khắp nơi, xin hỏi ông Bí thư giờ khu này ra sao, đang nằm ở đâu? Còn về chuyện đền bù, tôi được bền bù 18 triệu đồng, trong khi tôi gọi lên công ty Đại Quang Minh họ nói giá bán ở khi Sala là 350 triệu/m2 đất. Tôi rất bức xúc. Giá chênh lệch thế thì TP xem có hợp lý không?”, bà bức xúc.
-
Cử tri Lê Thị Lan nói: “Bao nhiêu năm gian khổ rồi, giờ tôi đề nghị quyết định nhanh gọn đúng chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước. Dân chúng tôi sẽ chấp hành nghiêm”.
Bà nói, là những người kháng chiến, không hiểu sao chính quyền địa phương lại có cách hành xử lạnh lung như vậy.
“Tôi nhớ, ngày 7/4, cán bộ TP.HCM ra hết ngoài Hà Nội họp Quốc hội, lúc này lãnh đạo quận 2 cho người, xe đến đập nhà. Tại sao lại căm thù chúng tôi như vậy? Bắt con dâu tôi nhốt 36 giờ không có giấy tờ gì cả. Ai là người chịu trách nhiệm”, bà Lan bức xúc kể.
Bà Nguyễn Thị Hồng Vân (phường Bình An, trước đây ở cư xá công nhân, số 10/8 Lương Định Của, quận 2) nói: Người ta có nhà, có mã số hồ sơ. Khi tiếp xúc, chính quyền chỉ mời cha tôi, không mời gia đình, không làm hồ sơ. 2009 cưỡng chế gia đình tôi, không có quyết định cưỡng chế nhà mà có quyết định cưỡng chế cái… giường. 10 năm rồi chịu bao đau đớn. Gia đình phải sống lăn lóc ngoài đường hơn 3 năm, con khi đó con tôi mới 5- 6 tuổi. Đến khi Đại biểu quốc hội can thiệp thì mới được vào khu tạm cư.
“Khiếu nại thì chính quyền nói gia đình tôi ở ghép gia đình cha tôi, không phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan, không được tái định cư trong khi nhà tôi số nhà riêng, sổ hộ khẩu riêng… Lãnh đạo phường còn xúi tôi kiện cha mình. Ai là người chịu trách nhiệm?
Trong khi nhà một lãnh đạo phường cũng thuộc sở hữu nhà nước được lập đến 5 hồ sơ. Nếu chính quyền không giải quyết, đề nghị chuyển hồ sơ của tôi qua cảnh sát điều tra làm rõ”, cử tri này nói.
-
Cử tri Phạm Thế Vinh (phường Bình Khánh, quận 2) bức xúc: Vì sao việc khiếu kiện khiếu nại nhiều năm mà không được giải quyết? Rõ ràng điều này chứng tỏ vai trò giám sát chưa hiệu quả, nhất là việc quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm.
Theo ông, 13 bản đồ của ông Nguyễn Viết Thanh (nguyên Chủ tịch TP.HCM) chỉ là bản dự thảo không có cơ sở pháp lý xác định quy hoạch. Thứ nhất, tài liệu này không đi kèm văn bản pháp lý nào, thứ 2 không được lưu trữ tại cơ quan nhà nước, không phù hợp với toàn bộ văn bản pháp lý quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Bà Lê Thị Nga, phường Bình An phát biểu: “Chúng tôi khổ lắm đồng chí Nhân ơi. Các cấp giải quyết nhanh cho người dân đỡ khổ, chứ chúng tôi mệt mỏi lắm rồi. Chúng tôi không còn sức đi kiện tụng nữa, kiện mấy chục năm nay rồi”.
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu Quốc hội TP HCM tiếp xúc cử tri quận 2. Ảnh:NLĐ
-
Người dân không vào hội trường được sắp xếp ngồi bên ngoài có loa để nghe những ý kiến của người dân đối thoại với bí thư Nguyễn Thiện Nhân bên trong hội trường.
Cử tri Nguyễn Hùng Việt cho cho biết việc đền bù cho người dân Thủ Thiêm quá thấp khiến nhiều người dân bức xúc. Theo đó, đường Lương Định Của giá 65 triệu đồng/m2 nhưng đền bù chỉ có 2 triệu đồng/m2. Cử tri này yêu cầu các cấp lãnh đạo phải có phương án, đền bù một cách thảo đáng cho người dân.
-
Ông Nguyễn Tiến Thịnh (ngụ phường Bình Khánh) phát biểu: dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm đã trải qua 4 nhiệm kỳ HĐND, việc tiếp xúc cử tri lúc nào cũng nóng, nhất là kể từ năm 2005.
“Chúng tôi gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng nhưng hầu như không bao giờ nhận được câu trả lời thoả đáng. Các nơi này hay quanh co, bao biện nên mới dẫn đến tình hình ngày càng nóng hơn. Tôi mong lãnh đạo TP dám nhìn thẳng vào sự thật để giải quyết rốt ráo vấn đề”, ông Thịnh phát biểu.
-
“Tôi muốn vào bên trong gặp bí thư Nguyễn Thiện Nhân để trình bày về việc khó khăn trong việc xin sổ đỏ” – chị Thảo nói.
Chị này cho biết gia đình trước đây ở thuộc diện giải tỏa được tái định cư tại phường Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) nhiều năm nhưng không được chính quyền giải quyết. Do đó, chị cùng gia đình đến cuộc tiếp xúc cử tri hôm nay để trình bày ý kiến.
“Do tôi không có chứng minh nhân dân nên lực lượng bảo vệ không cho vào và nói về nhà lấy. Tôi nói về nhà không kịp, muốn vào thì bị một người xô ngã” – chị Thảo nói.
-
Bà Mỹ, một người dân quận 2, cho biết: “Hôm nay tôi rất mong gặp Bí thư Nguyễn Thiện Nhân để trình bày những khúc mắc. Tuy nhiên do đến muộn, tôi xin lực lượng công an vào trong thì họ nói hội trường đã đầy người, mong thông cảm”.
“Tôi rất bức xúc khi đây là buổi tiếp xúc cử tri tại sao lại không cho chúng tôi vào. Tôi rất mong muốn trình bày, mong muốn Bí thư giải đáp những khúc mắc của gia đình”, bà nói tiếp.
-
Trước đó, vào chiều 9/5, tổ đại biểu gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, ông Phan Nguyễn Như Khuê, bà Trịnh Ngọc Thúy tiếp xúc cử tri địa phương này. Tại đây, hơn 50 cử tri phản ánh nhiều bức xúc về khu đô thị mới.
Những bức xúc này, theo ông Nhân đã được Thành uỷ tiếp nhận từ tổ đại biểu và đang xem xét toàn diện.
-
Theo ghi nhận, lúc 13h cùng ngày, người dân Thủ Thiêm có mặt vây kín tầng sảnh Nhà văn hóa Thiếu nhi quận 2 với hi vọng được gặp gỡ, đối thoại với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Tấn Thiện (ngụ KP2, phường Bình Khánh, quận 2) bức xúc về việc bồi thường đất của Ban giải phóng mặt bằng với giá rẻ mạt và không cho người dân tái định cư.
“Với 221m2 đất của ông bà để lại nhưng UBND quận 2 chỉ đồng ý bồi thường với giá 793 triệu đồng nhưng không được tái định cư. Đã 8 năm qua, tôi đã gởi đơn đến cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết. Hôm nay, tôi mong lãnh đạo UBND TP.HCM giải quyết dứt điểm cho người dân có cuộc sống ổn định hơn.
Chúng tôi ủng hộ việc xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đáng lẽ những người bản địa như chúng tôi phải được thụ hưởng những ưu đãi từ dự án này đầu tiên, chứ không phải phân lô, bán đất nền như hiện nay. UBND quận 2 bồi thường đất với giá rẻ mạt, đuổi chúng tôi ra ngoài…. Điều đó gây bất cập rất lớn!”, anh Thiện bức xúc.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Loan (ngụ phường An Phú, quận 2) bức xúc dù chưa nhận được tiền đền bù để giải phóng mặt mặt nhưng UBND quận 2 đã cưỡng chế, thu hồi đất.
-
Ngày 20/6, Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 7 gồm bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP.HCM, ông Phan Nguyễn Như Khuê – Phó trưởng đoàn chuyên trách đoàn ĐBQH TP.HCM sẽ có buổi tiếp xúc với cử tri quận 2.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cũng sẽ đến đối thoại với người dân Thủ Thiêm. Trước đó, sáng 14/5, ông Nhân cho biết sẽ gặp người dân sau kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.
Liên quan đến vụ việc, sáng 8/6, ông Huỳnh Cách Mạng – Phó chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hồng Điệp – Trưởng ban tiếp dân Trung ương chủ trì buổi gặp mặt với đại diện các hộ dân Thủ Thiêm.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Hồng Điệp cho biết quá trình giải quyết vấn đề khu đô thị mới Thủ Thiêm rất khó và phức tạp vì liên quan đến hồ sơ hơn 20 năm.
Vừa qua, Thủ tướng nghe và yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục làm rõ nhiều nội dung trong chỉ đạo của Phó thủ tướng Trương Hòa Bình trước đây mà các bộ ngành, UBND TP.HCM chưa giải quyết. Quan điểm của Thủ tướng là giải quyết thận trọng nhưng phải quyết liệt.
Viết Dũng – Bảo Minh – Minh Mẫn
theo Trí Thức Trẻ