Trong một nghiên cứu của New England Journal of Medicine vào năm 2013 thì cứ 604 chuyến bay sẽ có 1 chuyến cần có sự giúp đỡ về y tế, và tính ra thì 1 năm sẽ có khoảng 44000 chuyến bay cần sự hỗ trợ về y tế trên toàn cầu. Tuy vậy đây mới chỉ là những con số thu thập được từ các báo cáo chính thức, còn có rất nhiều các vụ nhỏ lẻ khác mà không được báo cáo. Dưới đây là cách các hãng hàng không xử lý các tình huống khẩn cấp này.
Tất cả các thành viên của đội bay cũng như nhân viên mặt đất, nhân viên không lưu đều được huấn luyện các cách xử lý khi có người gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có thể coi đó là 1 phần tất yếu trong công việc của họ vậy. Với các tiếp viên hàng không họ sẽ có 1 bảng các câu hỏi mẫu để có thể năm được các thông tin quan trọng nhất liên quan đến các dấu hiệu, triệu chứng của người bị bệnh trên chuyến bay của họ. Các phi công cũng như nhân viên không lưu cũng sẽ được hướng dẫn đâu là các thông tin họ cần phải hỏi các bác sỹ trong trường hợp khẩn cấp. Như ở Mỹ họ sẽ có 1 đội bác sỹ gọi là STAT-MD tại đại học Y Pittsburgh chuyên hỗ trợ từ xa hoặc trực tiếp cho các hãng hàng không tại Bắc Mỹ.
Theo báo cáo thì năm ngoái đội đã hỗ trợ cho khoảng 10.000 tình huống, tính trung bình là cứ khoảng 1 hoặc 2 tiếng là có 1 ca cần hỗ trợ. Phần lớn các tình huống khẩn cấp là do hành khách cảm thấy choáng váng (chiếm 37%), có vấn đề về đường hô hấp (chiếm 12%) cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa (10%). Nếu có thể xử lý thông qua các lời tư vấn từ xa thì là điều tốt nhất, tuy nhiên cũng sẽ có những tình huống quá phức tạp thì bắt buộc phải dựa vào quyết định của cơ trưởng để đánh giá xem chuyến bay có được tiếp tục hoặc phải chuyển hướng đến sân bay gần nhất hay không. Cũng như trong báo cáo của STAT-MD thì trong năm 2013 có khoảng 7.3% chuyến bay đã phải hạ cánh ở sân bay gần nhất.
Tất cả các tiếp viên hàng không cũng sẽ được tập huấn để có thể hô hấp nhân tạo hoặc sử dụng máy khử rung tim trong trường hợp xấu. Trên mỗi chuyến bay cũng đều có 1 bộ dụng cụ y tế mà tùy theo mỗi hãng mà yêu cầu về các món đồ ở trong đó lại khác nhau. Trong đó sẽ có các thứ như máy đo huyết áp, nhiệt kế, các dụng cụ bảo vệ hay cố định bệnh nhân, thuốc giảm đau, dung dịch muối, aspirin, thuốc kháng histamin điều trị dị ứng, hay epinephrine hoặc nitroglycerine để điều trị các vấn đề về tim mạch… Như đã nói ở trên cái này tùy vào quy định hay tiêu chuẩn của mỗi hãng mà số lượng có thể có ít hơn hoặc nhiều hơn.
Đấy là các thứ mà các hãng hàng không thường chuẩn bị sẵn trong trường hợp khẩn cấp, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là có người nào đó được đào tạo bài bản về y khoa có mặt ở trên máy bay. Và đó là khi các tiếp viên hàng không sẽ phải hỏi tất cả hành khách xem có ai là y tá hay bác sỹ không. Cũng theo báo cáo vào năm 2013 nói ở trên, đã có đến 48.1% bác sỹ và 20.1% y tá là hành khách có mặt trên chuyến bay cần hỗ trợ y tế đã hỗ trợ cho nạn nhân.
Còn nếu trong trường hợp xấu nhất, nghĩa là nạn nhân không qua khỏi (ở đây thường là do các vấn đề liên quan đến tim, chúng chiếm khoảng 0.3% các ca cấp cứu nhưng lại chiếm đến 86% các ca tử vong trên máy bay), thì tử thi sẽ phải đặt ở 1 nơi kín đáo để không ai có thể nhìn thấy, thường là ở trong 1 phòng vệ sinh nào đó. Các hành khách ở gần tử thi cũng sẽ được di chuyển chỗ ngồi ra chỗ khác nếu máy bay vẫn còn chỗ. Đội bay cũng sẽ thông báo về mặt đất thông tin này để khi hạ cánh sẽ có xe đưa hành khách xấu số đó đi.
bác @ThanhStagram đã chia sẻ quy trình của bên Vietjet Air như sau:
1/ Khách phải được xác nhận đã chết bởi bác sĩ, y tá, nv y tế.
2/ Chuyển khách đến ghế trong cùng, cạnh cửa sổ hoặc ghế nào không ảnh hưởng đến hành khách khác trong trường hợp thoát hiểm.
3/ Tránh gây hoang mang cho khách khác. Nên giữ bí mật.
4/ Dùng chăn, mền, khăn, quần áo trùm lên người khách tử vong, ngả lưng ghế (dựng thằng khi hạ cánh), vuốt mắt, lắp bình oxy-mặt nạ oxy nhưng không mở.
5/ Báo cáo cơ trưởng để báo xe cứu thương khi hạ cánh và làm báo cáo.