Vừa qua bên Bộ công an đã có lệnh bắt Lê Bạch Hồng và một số thuộc cấp, tổng giám đốc BHXH, cựu thứ trưởng Bộ LĐTBXH về tội làm trái gây hậu quả nghiêm trọng trong công tác quản lý kinh tế. Theo đó, cựu giám đốc BHXH Việt Nam đã cấu kết với ngân hàng A.gri.bank ăn chặn 1.000 tỉ quỹ BHXH thông qua công ty cho thuê tài chính II (ALCII) của Agibank vay. Mới thu hồi về đươc hơn 200 tỷ và còn gần 800 chưa thu hồi được và có nguy cơ tiền dân mất trắng.
Bên A.gri.bank có nói rằng đã bảo lãnh khoản nợ gần 800 tỷ tiền của dân. Thế nhưng câu hỏi là bảo giờ trả lại cho quỹ BHXH và giải trình trước công chúng ra làm sao? Nếu đem tiền quỹ ra kinh doanh cho vay lãi thì lãi ai được hưởng ? Lỗ và mất thì ai sẽ là người chịu? Và liệu Lê Bạch Hồng có phải là con tốt thí để xù nợ hoặc tạo tiền lệ cho xù nợ ở một số hệ thống quỹ an sinh xã hội hay không? Đây là một số câu hỏi mà nhân dân cả nước rất quan tâm.
Không chỉ có vụ quỹ này đâu mà mà hiện tại có khoảng hơn 610.000 tỷ đầu tư lũy kế tính đến năm 2017 của quỹ BHXH đầu tư vào trái phiếu. Trong báo cáo tài chính có công bố số lãi là từ 2013-2017 lãi 150.000 tỷ. Nhưng không thấy nói và cũng chưa hiểu được rằng số tiền lãi này ai sẽ được hưởng, nó chảy vào túi ai. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ là đầu tư dài hạn vài chục năm. Mà bản chất của trái phiếu chính phủ ở Việt Nam thì ai cũng rõ. Nhất là tình hình kinh tế hiện nay thì trong dài hạn ai sẽ là người đảm bảo rằng số trái phiếu mà bên BHXH mua của chính phủ kia không trở thành giấy lộn? Và thế là bao nhiêu năm đóng tiền BHXH và tương lai bảo hiểm của mỗi cá nhân sẽ ra sao. Tất cả chỉ nhận về những tờ giấy trái phiếu vô giá trị ư?
Việc rút tiền bảo hiểm đã đóng về là rất khó, sẽ bị gây phiền hà rất nhiều bởi thủ tục hành chính. Hồi trước có cái luật là nếu rút một lần thì chỉ nhận được phần mình đóng, còn phần doanh nghiệp đóng thì sẽ mất. Và điều kiện để rút một lần cũng rất phức tạp. Chẳng hạn như đi định cư, bệnh hiểm nghèo, hết khả năng đóng bảo hiểm… Nói chung là người ta không muốn cho người dân rút ra mà muốn giữ lại để kinh doanh vốn chứ không phải đơn thuần là để phục vụ an sinh xã hội.
Hiện tại nền kinh tế đang loay hoay với một đống nợ xấu của bất động sản và một số khoản cho vay khác. Luật phá sản ngân hàng cũng đã ra. Tình hình ngân sách đang thâm hụt trầm trọng. Nguồn thu ngân sách đang gặp khó khăn, chủ yếu dựa vào thuế, bán dầu thô và bán đất. Vậy thì tương lai nào đảm bảo cho đồng tiền của mọi người ở các quỹ xã hội khi mà nhà nước cần một lượng tiền lớn để xoay vòng tài chính? Vay liệu có trả nỗi không? Vỡ nợ quốc gia thì biết đòi ai, xù hòa cả làng à? Không chỉ ở các quỹ xã hội mà kể cả các kênh đầu tư rất nguy hiểm như kênh ngân hàng với tỉ lệ % lãi suất huy động vốn rất cao hiện nay. Vỡ nợ là xong tất. Siêu lạm phát là xong tất. Và chúng ta lại chẳng có gì ngoài tiền như Venezuela.