Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện tại giá đất tại nhiều khu vực trên địa bàn đã tăng cao, khoảng 20% so với bảng giá đất của tỉnh được áp dụng từ năm 2014. Do vậy, cơ quan này đang trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh lại bảng giá đất theo hướng phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Cụ thể, Sở này đã đề xuất phương án điều chỉnh tăng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh (dự kiến mức tăng thấp nhất theo hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018).
Cụ thể, đối với đất ở đô thị và khu vực nông thôn, hệ số điều chỉnh giá đất từ 1,2 đến 1,4 tùy theo vị trí từng địa phương (TP.Vũng Tàu hệ số 1,4; TP.Bà Rịa hệ số 1,4; TX.Phú Mỹ hệ số 1,3; các thị trấn của huyện Long Điền, Châu Đức hệ số 1,3; các thị trấn của huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ hệ số 1,25; huyện Côn Đảo hệ số 1,2).
Ngoài ảnh hưởng của việc giá đất thị trường sẽ tăng theo bảng giá đất 2019, từ đầu năm 2018 đến nay, giá đất trên địa bàn hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh, đặc biệt là khu vực trung tâm Bà Rịa, Tân Thành, Châu Đức… tăng mạnh. Lượng hồ sơ mua bán, giao dịch bất động sản tại các địa phương trên cũng tăng cao 20 – 30%, thậm chí lên đến 50% so với cuối năm 2017.
Theo khảo sát của Công ty Asian New Time, tại các trục đường chính của TP Bà Rịa như Hùng Vương, Võ Văn Kiệt, Phạm Hùng có mức giá giao dịch trung bình từ 25 đến 30 triệu đồng/m2, tăng từ 2 đến 2,5 lần so với đầu năm 2018. Đón sóng tăng giá này, Công ty Bất động sản Danh Khôi cũng ra mắt dự án khu đô thị Barya Citi có quy mô gần 10 ha ngay trung tâm TP. Bà Rịa với 3 mặt tiền đường Trường Chinh (Quốc lộ 55), đường Cách Mạng Tháng Tám và đường Nguyễn Văn Cừ.
Dự án Barya Citi có 427 căn nhà phố thương mại với đầy đủ các tiện ích nội khu đẳng cấp quốc tế như hồ bơi hiện đại dài 58 m, quầy bar nhiệt đới; trung tâm thương mại; trường học quốc tế; khu vui chơi dành cho trẻ em hiện đại, camera toàn khu…
Theo các chuyên gia phân tích, động lực giúp giá đất Bà Rịa – Vũng Tàu tăng trong thời gian qua bắt đầu từ câu chuyện về sự đột phá trong phát triển hạ tầng, khiến cho Bà Rịa – Vũng Tàu xích lại gần nhau hơn giữa các vùng miền. Kể từ khi tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51 mở rộng, khoảng cách di chuyển từ TP.HCM đến Bà Rịa – Vũng Tàu rút ngắn còn 50% về thời gian so với trước đây. Đặc biệt sắp tới đây, khi tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngoài yếu tố hạ tầng, Bà Rịa – Vũng Tàu có lợi thế hơn so với nhiều địa phương khác là hội đủ các các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, là địa phương duy nhất phía Đông Nam TP.HCM hội tụ đủ các yếu tố để phát triển công nghiệp và du lịch nhờ có bờ biển đẹp trải dài hàng trăm kilomet.
Một yếu tố khách quan khác là sự xuất hiện của các siêu đô thị của những ông lớn trong ngành bất động sản như Hưng Thinh Corp với 4 dự án có quy mô khá lớn ngay trung tâm TP Vũng Tàu; Tập đoàn Novaland với dự án Palm Beach Vũng Tàu; dự án nghỉ dưỡng, sân golf Paradise và Khu đô thị mới Bàu Trũng 3,2 tỷ USD mà nhà đầu tư Hàn Quốc đã đánh tiếng hay đề xuất của “chúa đảo” Tuần Châu Đào Hồng Tuyển về dự án nghỉ dưỡng rộng gần 400ha;… Tất cả những tên tuổi này như là bảo chứng cho thị trường bất động sản Bà Rịa – Vũng Tàu phát triển.
Và với những gì đang diễn ra, theo phân tích của giới chuyên môn, chắc chắn trong năm 2019 và những năm tiếp theo, giá đất ở Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ còn tiếp tục tăng.