TPO – “Thực tế, nhiều năm qua VEC đã từ chối phục vụ với không ít phương tiện, bình quân mỗi năm khoảng 1.000 xe ô tô vi phạm”, lãnh đạo VEC lý giải, và khẳng định việc từ chối phục vụ không trái quy định.
Tuy nhiên, trong Nghị định 32 và Thông tư 90 cũng không có hướng dẫn hay quy định nào cụ thể trào quyền cho nhà đầu tư được cấm có thời hạn hoặc vĩnh viễn các phương tiện đi vào đường cao tốc.
Theo Quyết định 13 kể trên , mức vi phạm nặng nhất để đưa ra quyết định từ chối phục vụ vĩnh viễn là chủ phương tiện nhục mạ và hành hung nhân viên trên tuyến cao tốc. Với vụ việc 2 xe ô tô (BKS 51A-55850 và 51G-77256) chở theo người cầm gậy doạ đành nhân viên thu phí cao tốc TPHCM – Dầu Dây. Tuy nhiên, việc quyết định cấm vĩnh viễn hay không phải do Tổng công ty xem xét.
Lãnh đạo VEC cho rằng, đường cao tốc không phải đường độc đạo, nên không đi vào cao tốc các phương tiện vẫn có thể đi các tuyến đường khách song song, nên không hạn chế sự đi lại của người dân. “Thực tế, nhiều năm qua VEC đã từ chối phục vụ với không ít phương tiện, bình quân mỗi năm khoảng 1.000 xe ô tô vi phạm”, lãnh đạo VEC lý giải, và khẳng định việc từ chối phục vụ không trái quy định.
Như trong nửa năm 2018, VEC từ chối phục vụ 72 phương tiện do vi phạm quy định dừng đỗ, đón trả khách trên đường cao tốc, 17 trường hợp quá tải vượt trạm, chống đối nhân viên và 9 phương tiện đi ngược chiều.
Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng An toàn Giao thông (Bộ GTVT) cho rằng, Luật Giao thông đường bộ không cấm phục vụ vĩnh viễn phương tiện. Tuy nhiên, nếu chủ phương tiện vi phạm quá mức thì doanh nghiệp có quyền từ chối cung cấp phục vụ.
“VEC và chủ phương tiện là 2 bên cung cấp dịch vụ với nhau, nếu chủ phương tiện cố tình vi phạm khiến VEC không thể cung cấp dịch vụ, VEC sẽ buộc phải từ chối phục vụ xe đó. VEC không có quyền xử phạt phương tiện”, ông Thạch nói.