“Mặc dù kết quả thượng đỉnh lần hai không có tuyên bố chung nhưng sự tin tưởng về quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không tạo nên rủi ro”, ông Cui Liru, một nghiên cứu cấp cao tại Viện Taihe viết trên Global Times.
“Mặc dù kết quả thượng đỉnh lần hai không có tuyên bố chung nhưng sự tin tưởng về quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không tạo nên rủi ro”, ông Cui Liru, một nghiên cứu cấp cao tại Viện Taihe viết trên Global Times.
“Thời gian này, cả hai đều nghĩ rằng tới một thỏa thuận và nỗ lực giải quyết các vấn đề giữa hai bên trong thời gian tới”, ông Cui nói thêm.
“Tôi cho rằng Triều Tiên sẽ ý thức được các lý do không thể có được nỗ lực giảm trừng phạt. Vì vậy, họ sẽ có cách để giải quyết mới, từ bỏ vũ khí hạt nhân từng bước là nỗ lực để đổi lấy việc nới lỏng trừng phạt một phần của Mỹ”, ông Cui viết.
Thượng đỉnh Singapore hồi tháng 6 năm ngoái, cả Triều Tiên và Mỹ đã có các trao đổi đắt giá nhằm tìm ra khác biệt và thực hiện tuyên bố Singapore. Hai nhà lãnh đạo phải tìm ra các khả năng có thể. Và định hướng trong thời gian tới là điều ngẫu nhiên.
Tờ koreaherald cũng cho biết, một quan chức ngoại giao cấp cao của Triều Tiên gần đây đã có chuyến thăm Trung Quốc và phỏng đoán khả năng nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh khác với Chủ tịch Tập Cận Bình trong thời gian tới.
Triều Tiên đã bắt đầu phá hủy khu phóng vệ tinh Sohae tại Tongchang-ri gần biên giới phía Tây Bắc với Trung Quốc vào mùa hè năm ngoái sau khi Chủ tịch Kim Jong-un gặp gỡ Tổng thống Trump lần đầu tiên tại Singapore.
Triều Tiên đã không hoàn toàn giải giáp các khu thử. Vào thời điểm Chủ tịch Kim Jong-un gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng Chín, Bình Nhưỡng đã đề xuất phá hủy khu thử có sự giám sát của các chuyên gia Mỹ.