Thứ Tư, Tháng Năm 21, 2025
- www.DienDanKinhTe.vn -
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
- www.DienDanKinhTe.vn -
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
- www.DienDanKinhTe.vn -
Trang chủ Doanh nghiệp

Cuộc đua thu hút vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc – Bài cuối: Nhiều TNCs với số vốn khổng lồ muốn vào VN

11 Tháng Sáu, 2020
trong Doanh nghiệp
0 0
Chủ đầu tư casino Corona Phú Quốc lỗ hơn 2.300 tỷ đồng

Bài viết liên quan

Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, nhưng hoạt động ở 2 thành phố

20 Tháng Năm, 2025
Thắp lên ngọn lửa Đổi mới – Khát vọng – Hành động, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường

Thắp lên ngọn lửa Đổi mới – Khát vọng – Hành động, vì một Việt Nam giàu mạnh, phồn vinh, hùng cường

19 Tháng Năm, 2025
Đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia (TNCs) đạt được thỏa thuận với Bộ KH&ĐT và một số địa phương về việc di dời sang Việt Nam hàng chục dự án FDI quy mô lớn với số vốn đầu tư vài chục tỷ USD. Cần tiếp tục hành động để đón sự dịch chuyển này.
nhadautu - MA khu cong ng

Đất sạch với hạ tầng kết nối thuận tiện là một trong các điều kiện để đón sự dịch chuyển của các nhà máy.

Thế giới đang đối phó với dịch COVID-19, tính đến cuối tháng 5/2020, trên 6 triệu người lây nhiễm, 367 nghìn người chết, kinh tế toàn cầu suy thoái, thất nghiệp gia tăng. Do đó Chính phủ nhiều nước đã chú trọng hơn chuỗi giá trị quốc gia trong khi nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, khuyến khích doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ngoài chuyển nhà máy về nước. Nhiều tập đoàn đa quốc gia (TNCs) điều chỉnh chiến lược đầu tư toàn cầu, trong đó có dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc và một số quốc gia về nước, sang nước khác an toàn hơn và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

I. Về sự dịch chuyển

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dựa trên lý thuyết lợi nhuận cận biên; nhà đầu tư tìm đến quốc gia có lợi thế cạnh tranh cao về chi phí lao động và nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng kỷ thuật- xã hội, thể chế và thực thi thể chế, an ninh chính trị, an ninh kinh tế… có thể bảo đảm tỷ suất lợi nhuận cao hơn tại nước xuất khẩu vốn và các nước trong khu vực.

Trung Quốc với thị trường quy mô lớn nhất thế giới, có tốc độ tăng trưởng kinh tế 9-10% liên tục trong vài thập niên, có nhiều doanh nghiệp công nghệ quy mô lớn, phát triển nhanh nên từ đầu thế kỷ XXI đến năm 2019 đứng thứ nhất hoặc thứ hai (sau Mỹ) về thu hút FDI. Hầu như không có nước nào tại Châu Á có thể cạnh tranh với Trung Quốc về tiếp nhận vốn đầu tư quốc tế.

Những năm gần đây lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc về FDI đã sụt giảm do cả hai nguyên nhân:

1) Trong nước là sự thay đổi chính sách của Chính phủ nước này theo hướng giảm ưu đãi cho doanh nghiệp FDI, hỗ trợ nhiều hơn cho doanh nghiệp trong nước; chi phí nhân công tăng nhanh đi đôi với nhiều cuộc đình công, lãn công phản đối giới chủ, tiền thuê đất tại khu công nghiệp, tiền thuê văn phòng gia tăng nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế sụt giảm.

2) Thế giới là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung trở nên gay gắt hơn mở rộng ra cả quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nước, thậm chí gần đây Tổng thống Mỹ D. Trump đe dọa “cắt đứt quan hệ với Trung Quốc”. Quan hệ giữa Trung Quốc với EU, với Nhật Bản, với Hàn Quốc, với Châu Phi và ASEAN trong đó có liên quan đến quan hệ đầu tư xuất hiện một số sự cố, buộc các đối tác của Trung Quốc phải đề cao cảnh giác để bảo vệ lợi ích dân tộc.

Do đó, từ đầu thế kỷ XXI, TNCs của nhiều nước đã thực hiện phương châm “Trung Quốc+1”, sẵn sàng chuyển nhà máy từ nước này sang nước thứ ba để bảo đảm kinh doanh có lãi, giảm thiểu rủi ro cả về kinh tế và chính trị.

Dịch COVID khởi đầu từ thành phố Vũ Hán đã nhanh chóng lan ra toàn thế giới gây tổn thất to lớn về người và làm suy thoái kinh tế của các nước trên thế giới, càng làm cho quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ, EU và nhiều quốc gia trở nên căng thẳng hơn trước; xu hướng dịch chuyển nhà máy FDI từ Trung Quốc về nước và sang nước thứ ba càng lớn hơn.

II. Hai quan điểm

Ở nước ta hiện có ý kiến khác nhau về xu hướng dịch chuyển doanh nghiệp FDI từ Trung Quốc và nước khác về nước, sang nước thứ ba, trong đó có Việt Nam.

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là xu hướng đã có từ đầu thế kỷ XXI “Trung Quốc+1”; sau đại dịch COVID-19, Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Nhật Bản khuyến khích và hỗ trợ tài chính để doanh nghiệp của các nước đó dịch chuyển từ Trung Quốc về nước là chính, do đó đừng hy vọng quá nhiều vào dịch chuyển sang nước ta.

Chúng tôi nhận định: Trung Quốc với thị trường 1,4 tỷ dân, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, có ưu thế nổi trội về công nghệ, quy mô doanh nghiệp lớn nên dù Mỹ, Nhật Bản chủ trương hỗ trợ, gây sức ép nhưng chỉ khoảng 10% nhà máy chuyển từ Trung Quốc về nước, đại bộ phận tìm cách ở lại đó, một số khác khoảng 3-5% chuyển sang nước thứ ba, trong đó Việt Nam thuộc các quốc gia được ưu tiên lựa chọn.

Cần lưu ý rằng, đến cuối năm 2019, Trung Quốc đã thu hút được trên 2.000 tỷ USD vốn FDI thực hiện trong đó có nhiều dự án của 500 TNCs hàng đầu thế giới; thì khoảng 100 tỷ USD vốn chuyển sang nước thứ ba là con số khá hấp dẫn đối với Việt Nam, nếu so sánh với 21 tỷ USD vốn FDI thực hiện năm 2019 của nước ta (khoảng 80% là của nhà đầu tư nước ngoài).

Theo những thông tin gần đây, đã có nhiều TNCs đạt được thỏa thuận với Bộ KH&ĐT và một số địa phương về việc di dời sang Việt Nam hàng chục xí nghiệp FDI quy mô với vốn đầu tư vài chục tỷ USD. Điển hình là Apple (Mỹ) chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc sang nước ta để sản xuất 30% tai nghe không dây xuất khẩu, Panasonic (Nhật Bản) chuyển toàn bộ nhà máy sản xuất điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt từ Bangkok (Thái Lan) sang Hà Nội; một tập đoàn kinh tế Đài Loan đã tiếp xúc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang để đầu tư dự án công nghệ cao, vốn đầu tư 4 tỷ USD; do đó UBND tỉnh Bắc Giang kiến nghị với Chính phủ cho xây dựng khu công nghiệp 500 ha để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.

Cần lưu ý rằng, đã xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh về sự dịch chuyển này. Thủ tướng Ấn Độ – nước có thế mạnh về thị trường 1,3 tỷ người, hàng năm số kỹ sư tốt nghiệp đại học nhiều nhất thế giới, công nghệ thông tin phát triển – tuyên bố đã có sẵn đất sạch với các ưu đãi cao để thu hút 1.000 xí nghiệp lớn chuyển sang nước này. Tổng thống Indonesia – nước có dân số gần gấp ba lần Việt Nam, GDP trên 1.000 tỷ USD vừa ra lệnh xây dựng khu công nghiệp 400 ha với nhiều ưu đãi để đón nhận xí nghiệp quy mô lớn dịch chuyển sang nước này.

Dịch COVID-19 đã gây thiệt hại cho nước ta, GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, Quỹ tiền tệ Quốc tế dự báo GDP cả năm chỉ tăng 2,7%, hàng vạn doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, hàng triệu lao động mất việc, thu hút FDI trong 5 tháng năm 2020 giảm sút so với cùng kỳ năm 2019.

Đảng và Nhà nước đề ra chủ trương và giải pháp sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt với phương châm “Chống dịch như chống giặc”, huy động cả hệ thống chính trị, được người dân tự giác hưởng ứng và thực hiện nghiêm chỉnh nên một số tổ chức quốc tế như WHO, IMF, WB và nhiều quốc gia coi Việt Nam là hình mẫu chống dịch mà các nước nên học tập. Doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta đã chứng tỏ năng lực chống chịu rất cao, không lâm vào trạng thái suy thoái, vẫn tăng trưởng dương. Do đó, cùng với lợi thế trước đây về an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an toàn cho nhà đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, thành công phòng chống dịch làm cho nước ta có thêm lợi thế đối với thu hút FDI; đa số doanh nghiệp FDI tại Việt Nam dự kiến mở rộng sản xuất sau dịch, nhiều nhà đầu tư Châu Á, Mỹ, Châu Âu coi Việt Nam là điểm đến an toàn cho FDI mới hoặc sẽ dịch chuyển nhà máy từ nước khác sang Việt Nam.

Với sự thận trọng cần thiết trong quan hệ đối ngoại, cần nhận thức đây là cơ hội lớn từ cả bối cảnh mới của thế giới và trong nước để đề ra chủ trương, giải pháp thích hợp, kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ nhằm làm cho thu hút FDI và hoạt động của khu vực FDI vốn đã, đang và sẽ là động cơ tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 5%, tạo đà cho năm 2021 trên 7%.

III. Giải pháp

Để phục hồi và phát triển kinh tế sau khi dập tắt dịch, nhiều nước đã đề ra chính sách và giải pháp mới đối với FDI. Lãnh đạo các nước G7 và G20 họp từ ngày 16/3 đến ngày 31/3/2020 đã cam kết hợp tác, huy động các công cụ, biện pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư giảm thiểu thiệt hại do khủng hoảng thương mại và đầu tư toàn cầu.

Ngày 25/3/2020, Ủy ban Châu Âu đã thông báo về việc thực hiện biện pháp khẩn cấp liên quan đến FDI và bảo hộ đối với tài sản chiến lược của Châu Âu trong việc áp dụng Quy chế sàng lọc FDI (Quy chế 2019/452).

Mỹ đã đề ra chính sách hạn chế nhà đầu tư nước ngoài: i)quyền tiếp cận tài liệu kỷ thuật và thông tin mật trong doanh nghiệp Mỹ; ii) quyền thành viên, người quan sát hoặc chỉ định thành viên trong hội đồng quản trị; iii) quyền biểu quyết trong doanh nghiệp; đồng thời khuyến khích, hỗ trợ, gây sức ép doanh nghiệp Mỹ chuyển từ Trung Quốc về nước.

Nhật Bản quy định nhà đầu tư nước ngoài muốn sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên trong các công ty nội địa liên quan đến an ninh, quốc phòng phải được sự chấp thuận của Chính phủ; đồng thời lập quỹ 2,2 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp của nước này chuyển từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba.

Ngày 22/5/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp bàn các giải pháp để thu hút vốn FDI. Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyến Chí Dũng đã trình bày “Báo cáo tình hình, triển vọng và giải pháp thu hút FDI”, chủ trương tiếp tục thực hiện định hướng và giải pháp của Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 01/NQ-CP, Nghị quyết 02 NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị 11/CT-TTg và Quyết định 67/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đề ra giải pháp thích hợp với sự dịch chuyển dòng vốn FDI sang nước ta.

Chúng tôi đánh giá cao bản báo cáo đó; kiến nghị ngoài những chính sách ưu đãi đang áp dụng đối với dự án công nghệ cao, công nghệ số, dịch vụ hiện đại thì cần công bố công khai các giải pháp cả hai mặt: một là các giải pháp sàng lọc FDI, bảo hộ nhà đầu tư trong nước trước ý đồ thôn tính tài sản, quyền kiểm soát của nước ngoài; và hai là các giải pháp kịp thời, hấp dẫn để đón đầu xu hướng dịch chuyển. Cụ thể:

1. Việt Nam đã sẵn có đất sạch tại các KCN, KKT đang hoạt động và sẽ xây dựng thêm KCN mới ở các địa phương có nhu cầu với giá cả ổn định (bằng khoảng 40% giá thuê đất tại Bắc Kinh, Thượng Hải).

2. Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao với chi phí nhân công thấp hơn nhiều nước (bằng 40% của Hàn Quốc). Samsung (Hàn Quốc) đang sử dụng 175 nghìn lao động Việt Nam đã nhận xét: năng suất lao động của Việt Nam xấp xỉ của Hàn Quốc. Intel (Mỹ) đánh giá cao năng lực của kỷ sư và công nhân có tay nghề làm việc tại nhà máy sản xuất vi mạch ở TPHCM.

3. Nhiều KKT, KCN Việt Nam đã có đường giao thông, internet, 3G, 4G, cung ứng điện nước, xử lý chất thải đáp ứng đòi hỏi của nhà đầu tư.

4. Khi nhà máy đang sản xuất ở nước khác chuyển sang Việt Nam không áp dụng quy định “máy móc, thiết bị đã qua sử dụng” nhập khẩu. Chủ doanh nghiệp được thông báo các quy định tiêu chuẩn, định mức về môi trường, khí phát thải, tiếng ồn, phòng cháy nổ, an toàn lao động để thực hiện nghiêm chỉnh. Trong trường hợp khi nhà máy đưa vào hoạt động mà vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn, định mức trên đây thì cơ quan nhà nước Việt Nam kiểm tra, hướng dẫn nhà đầu tư khắc phục.

5. Nhiều xí nghiệp khi chuyển vào nước ta sẽ xuất khẩu 100% sản phẩm, do đó cần sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan đến “doanh nghiệp chế xuất” để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

6. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí cơ hội để nhanh chóng đưa các xí nghiệp FDI dịch chuyển sang nước ta đi vào hoạt động.

Thủ tướng đòi hỏi lãnh đạo các bộ, UBND tỉnh, thành phố quyết liệt hơn trong việc thu hút FDI, nhất là làn sóng dịch chuyển nhà máy sang nước ta.

Thủ tướng yêu cầu cơ quan truyền thông đồng hành cùng Chính phủ, thông tin trung thực, khách quan môi trường đầu tư và kinh doanh của nước ta đã được doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và quốc tế đánh giá cao; không được đưa ra quan điểm trái chiều với chủ trương của Đảng và Nhà nước, gây tác động tiêu cực đến việc phục hồi và phát triển kinh tế.

Thủ tướng quyết định thành lập “Tổ công tác đặc biệt” do Bộ trưởng Bộ KH&ĐT làm Tổ trưởng, giúp Thủ tướng chỉ đạo để tận dụng cơ hội mới.

Nguồn: Nhà đầu tư

Link gốc: https://nhadautu.vn/cuoc-dua-thu-hut-von-fdi-dich-chuyen-tu-trung-quoc–bai-cuoi-nhieu-tncs-voi-so-von-khong-lo-muon-vao-vn-d38165.html

Từ khóa: featuredThu hút vốn
Tin trước

Điểm mặt những dự án bất động sản tại TP.HCM ‘ảo về pháp lý’

Tin tiếp theo

Thế khó của ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons và kế hoạch B

Tin tiếp theo
Giám đốc Savills Việt Nam: Nhà đầu tư nên cân nhắc đến những kế hoạch dài

Thế khó của ông Nguyễn Bá Dương tại Coteccons và kế hoạch B

– www.DienDanKinhTe.vn –

CÔNG TY TNHH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ TƯ VẤN BẤT ĐỘNG SẢN SÀI GÒN
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0313214507 do Phòng đăng ký kinh doanh thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15 tháng 4 năm 2015
- Địa chỉ: 27/158 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh , Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Phụ trách nội dung: Bùi Văn Hải
Email: vietnampropertyforum@gmail.com Tel: ‭0933713131
- Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp số 28/2018/GP-STTTT do Sở thông tin và truyền thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/03/2018

Theo dõi chúng tôi tại:

Diễn Đàn Kinh Tế - Diendankinhte.vn
Không có kết quả
Xem tất cả kết quả
  • Thời sự
  • Tài chính – Ngân hàng
  • Đầu tư
  • Bất động sản
  • Hạ tầng – Giao thông
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2020 Diễn đàn kinh tế

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In