Theo báo cáo của Chính phủ, Chương trình phục hồi dự kiến chi 113.830 tỷ đồng nhằm thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội. Trong đó, chi 103.164 tỷ đồng cho một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ.
Theo báo cáo của Chính phủ, Chương trình phục hồi dự kiến chi 113.830 tỷ đồng nhằm thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội. Trong đó, chi 103.164 tỷ đồng cho một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ.
Theo báo cáo của Chính phủ về Đề án chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, riêng về nguồn vốn thực hiện nhóm giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, Chương trình dự kiến chi 113.830 tỷ đồng.
Trong đó, hạ tầng giao thông chiến lược, bao gồm đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông, một số tuyến cao tốc, tuyến nối các cửa khẩu, quốc lộ dự kiến chi 103.164 tỷ đồng. Các dự án bảo đảm an toàn hồ chứa, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, thích ứng biến đổi khí hậu là 5.000 tỷ đồng.
Cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch để tăng cường năng lực xúc tiến, quảng bá và phát triển thị trường du lịch, phục hồi nhanh sau những tác động của dịch bệnh. Kinh phí thực hiện là 300 tỷ đồng từ NSNN.
Đầu tư chuyển đổi số, hạ tầng số các ngành, lĩnh vực khác như việc làm, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đào tạo, hóa đơn điện tử ngành thuế… Kinh phí thực hiện khoảng 5.386 tỷ đồng từ NSNN.
Đối với các dự án hạ tầng giao thông được chia thành hai nhóm dự án, gồm: 8 dự án đường bộ cao tốc, 5 dự án giao thông kết nối tới các cửa ngõ, kết nối liên vùng, khu công nghiệp, cảng biển.
Trong số 8 dự án đường bộ cao tốc, dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (gồm đoạn Cần Thơ – Cà Mau) có số vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi lớn nhất với 72.576 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn, tống số vốn NSTW dự kiến bố trí cho dự án này là 119.645 tỷ đồng.
Tổng số vốn bố trí giai đoạn 2021-2025 là 117.592 tỷ đồng đáp ứng 80% tổng mức đầu tư, đến 2025 cơ bản hoàn thành dự án.
Dự án thứ hai là tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có số vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi 3.500 tỷ đồng. Tống số vốn NSTW dự kiến bố trí cho dự án này là 9.240 tỷ đồng.
Ngoài ra, các dự án khác như tuyến cao tốc An Hữu (Tiền Giang) – Cao Lãnh (Đồng Tháp), cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột – Vân Phong), cao tốc Tuyên Quang – Hà Giang,… cũng được dự kiến bố trí nguồn vốn từ Chương trình phục hồi.
Đối với 5 dự án giao thông kết nối tới các cửa ngõ, kết nối liên vùng, khu công nghiệp, cảng biển, dự án cầu Đại Ngãi trên quốc lộ 60 dự kiến được bố trí 4.130 tỷ đồng từ nguồn vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi. Cùng với nguồn vốn từ kế hoạch đầu tư công trung hạn, tống số vốn NSTW dự kiến bố trí cho dự án này là 6.542 tỷ đồng.
Tuyến đường kết nối từ QL1A giao với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình bằng nút Liêm Sơn đi qua huyện Bình Lục giao với đường QL21A, Ql21B, đường nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội – Ninh Bình; kết nối hai di tích quốc gia đặc biệt là Đền Trần Thương (tỉnh Hà Nam) và Khu di tích lịch sử – văn hóa Đền Trần (tỉnh Nam Định) được dự kiến bố trí 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi.
Dự án nâng cấp đoạn Km18-Km80, quốc lộ 4B được dự kiến bố trí 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi.
Ngoài ra, các dự án khác gồm: Đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh ĐT.295C, ĐT.285B kết nối TP Bắc Ninh qua các KCN với QL.3; ĐT.277B kết nối với cầu Hà Bắc 2, đường Vành đai 4; Đường từ quốc lộ 12C đi khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh cũng được dự kiến bố trí nguồn vốn bổ sung từ Chương trình phục hồi, lần lượt với số vốn là 900 và 500 tỷ đồng.
Nguồn dẫn: Phương Trang/ Doanh nghiệp niêm yết
Link bài gốc: https://doanhnghiep.kinhtechungkhoan.vn/du-kien-chi-hon-100000-ty-dong-tu-goi-phuc-hoi-kinh-te-cho-13-du-an-giao-thong-quan-trong-43202241104742.htm