Không chỉ có nhiều tiềm năng về du lịch với bãi biển đẹp, từng được ví là “’thủ phủ resort”, Phan Thiết – Mũi Né còn đang được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ bùng nổ thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhờ yếu tố bứt phá về hạ tầng trong những năm tới.
Du lịch, hạ tầng giao thông Bình Thuận đang trên đà bứt phá
Với những động thái gần đây từ các cơ quan chức năng, không bao lâu nữa những công trình giao thông trọng điểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận sẽ được xây dựng như cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay Phan Thiết,…sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, trong đó du lịch và bất động sản nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ bùng nổ trong vài năm tới.
Đáng chú ý nhất đó là Dự án Cảng hàng không Phan Thiết (sân bay) sắp được xây dựng, được giới đầu tư kỳ vọng sẽ tạo ra cú lột xác cho thị trường bất động sản du lịch của Phan Thiết. Năm 2013 dự án được Bộ GTVT phê duyệt và đã tiến hành khởi công năm 2015, tuy nhiên do vướng mặt một số thủ tục nên sân bay này đã giậm chân tại chỗ từ đó đến nay.
Gần đây, các khó khăn vướng mắc đã được tháo gỡ nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng sân bay, và được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 5.000 tỷ đồng lên 10.000 tỷ đồng.
Mới đây, ngày 25/6/2019, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 5577/VPCP về việc “triển khai Dự án Cảng hàng không Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận”. Theo đó, thông báo ý kiến của Phú thủ tướng Trịnh Đình Dũng, với các Bộ: Giao thông vận tải, Quốc phòng, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các tỉnh: Bình Thuận, Khánh Hòa khẩn trương thực hiện theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 4249/VPCP-QHĐP ngày 17 tháng 5 năm 2019 và số 226/TB-VPCP ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ, bảo đảm tiến độ triển khai Dự án. Sân bay Phan Thiết được nâng cấp quymô từ cấp 4C lên cấp 4E, kéo dài đường cất hạ cánh từ 2.400 m lên 3.050 m;công suất thiết kế 2.000.000 hành khách/năm, chi phí đầu tư 11.000 tỷ đồng.Với điều chỉnh mới, sân bay Phan Thiết sẽ có khả năng tiếp đón các loại máybay đời mới A350-900, A321, B737,…và các loại máy bay lớn thuộc nhóm E,góp phần củng cố và cải thiện quy hoạch hạ tầng giao thông phục vụ phát triểndu lịch Bình Thuận.
Trước đó, theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Thuận, thì đơn vị tư vấn đã lập xong hồ sơ điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi, hoàn thành GPMB với diện tích 543ha, phấn đấu quý 3/2019 có thể khởi công theo đúng tiến độ đã đăng ký.
Đồng thời, hệ thống hạ tầng giao thông nội tỉnh dần được hình thành và đồng bộ. Với sự quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ cùng với sự phối hợp tích cực của các Bộ ngành và địa phương, Dự án cao tốc Nha Trang – Phan Thiết và Phan Thiết – Dầu Giây hiện đã giải phóng mặt bằng được gần 50%, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn tất toàn bộ mặt bằng sẵn sàng cho việc khởi công, dự kiến trong năm 2020. Tỉnh Bình Thuận có 03 tuyến cao tốc bao gồm: Dầu Giây – Phan Thiết, Phan Thiết – Vĩnh Hảo và Vĩnh Hảo – Cam Lâm.
Không chỉ việc phát triển hạ tầng, du lịch Bình Thuận cũng đang trên đà bứt phá. Năm 2018 Bình Thuận đón 5,8 triệu khách tăng 12% so với năm 2017, trong đó có 675.000 lượt khách quốc tế. 6 tháng 2019 hoạt động du lịch tiếp tục có nhiều khởi sắc với 3 triệu lượt tăng gần 12% so với cùng kỳ. Khách du lịch quốc tế đến Bình Thuận vẫn tăng ổn định với hơn 380.000 lượt khách, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2018. Khách quốc tế chủ yếu đến từ Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức…
Mục tiêu của Bình Thuận đến 2020 đạt khoảng 7 triệu khách du lịch, trong đó khoảng 850.000 lượt khách quốc tế và trở thành trung tâm du lịch – thể thao biển mang tầm quốc gia.
Với những yếu tố bứt phá đó, cùng với những ưu đãi của thiên nhiên như biển Mũi Né – Bình Thuận mới đây được Forbes (Mỹ) bình chọn là 1 trong 10 bãi biển đẹp và trong lành nhất Việt Nam mà khách du lịch nên đến, hứa hẹn đây sẽ là một trong những thị trường BĐS nghỉ dưỡng bùng nổ trong vài năm tới.
Thị trường ngôi nhà thứ hai sẽ bùng nổ
Nhiều chuyên gia bất động sản nhận định, chỉ trong vài năm tới thị trường “ngôi nhà thứ hai – second home market” sẽ phát triển bùng nổ ở những nơi giàu tiềm năng về du lịch. Nhận định này dựa trên 2 cơ sở, đó là GDP Việt Nam luôn tăng cao, các hộ gia đình tầng lớp trung lưu tăng mạnh những năm tới…kéo theo nhu cầu về du lịch cũng như sở hữu ngôi nhà thứ hai cũng sẽ tăng mạnh.
Theo ông Dương Đức Hiển – Giám Đốc bộ phận Kinh doanh Savills, thời điểm cuối năm 2019 và đầu năm 2020 sẽ là thời điểm thích hợp để bất động sản nghĩ dưỡng bứt phá. Những thị trường mới như Phan Thiết (Bình Thuận), Bình Châu (Vũng Tàu), Lâm Đồng, Phan Rang…sẽ có nhiều cơ hội đón làn sóng mới này.
Vì thế, dễ hiểu khi thị trường Mũi Né – Phan Thiết gần đây đã xuất hiện hàng loạt dự án quy mô lớn được đầu tư. Trong số những “ông lớn” đang ráo riết tạo lập thị trường ở Phan Thiết phải kể tới Novaland. Chỉ trong khoảng 1 năm trở lại đây, Novaland đã công bố triển khai 2 dự án quy mô lớn ở địa phương này, đó là NovaHills Mũi Né (40ha) và NovaWorld Phan Thiet (1000ha).
Trong đó, đáng chú ý và khuấy động thị trường nghỉ dưỡng Phan Thiết gần đây là các sản phẩm của NovaWorld Phan Thiet. Novaland phát triển siêu dự án này như một thành phố nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải trí thu nhỏ với cả nghìn tiện ích như cụm sân golf tiêu chuẩn quốc tế 36 lỗ đủ điều kiện thi đấu các giải PGA Tour (Hội Gôn thủ chuyên nghiệp); công viên bãi biển 16ha với các tiện ích đặc sắc như ocean lagoon (bãi biển chắn sóng), bikini beach, CLB thể thao biển; quảng trường thi đấu ngoài trời colloseum; công viên chủ đề, công viên nước; …
Vì thế các sản phẩm của NovaWorld Phan Thiet như nhà phố – biệt thự nghỉ dưỡng (second-home), nhà phố thương mại… với tầm nhìn hướng ra khung cảnh biển thu hút giới đầu tư.
Bên cạnh NovaWorld Phan Thiet, trải dọc bãi biển Bình Thuận hàng rất nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng khác cũng bắt đầu đổ vào đón làn sóng đầu tư ở địa phương này. Có thể kể tới như khu du lịch thương mại dịch vụ cao cấp Hàm Tiến – Mũi Né trên diện tích gần 200ha, khu du lịch cao cấp Hòn Rơm – Mũi Né diện tích gần 86ha, Ocean Dunes với tổng vốn 2.600 tỷ đồng của Tập đoàn Rạng Đông quy mô 62ha,…
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận, trong năm 2018, tỉnh Bình Thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 9 dự án, luỹ kế đến nay đã có 390 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích đất cấp 6.495 ha và tổng vốn đầu tư 60.195 tỷ đồng. Trong đó có 23 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 13.060 tỷ đồng, hiện nay có 184 dự án du lịch đã đi vào hoạt động.
Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam, nhận định second home là dòng sản phẩm còn mới mẻ tại thị trường Việt Nam mặc dù đã xuất hiện khá lâu trên thế giới. Chính vì sự “mới mẻ” và kết hợp được cả nhu cầu nghỉ dưỡng lẫn cho thuê khi nhàn rỗi nên loại hình gây được sự chú ý mạnh trên thị trường BĐS nghỉ dưỡng thời gian gần đây.