Hãy quên chuyện dự đoán chứng khoán Mỹ sẽ về đầu trong 6- 12 tháng tới. Đến cả chuyên gia cũng không biết được chứng khoán sẽ ra sao vào ngày mai.
Cùng với virus corona, sau đây là những gì nhà đầu tư cho là đang chi phối chứng khoán Mỹ trong tuần này. Tâm trạng lạc quan về chính sách của FED, bi quan về chính sách FED. Lạc quan về phản ứng của Chính phủ, bi quan về phản ứng của Chính phủ. Báo cáo của FED. Joe Biden.
Hết quan điểm này đến quan điểm khác, nhưng rồi thị trường lại đi theo hướng khác. Đây là một tình huống tầm phào và gây bực mình cho các nhà đầu tư và nhà phân tích. Hãy quên chuyện cố gắng dự đoán chứng khoán Mỹ sẽ về đầu trong 6 tháng hoặc 1 năm đi. Đến cả những chuyên gia cũng không biết được chứng khoán sẽ ra sao vào ngày mai. Mọi thứ tùy thuộc vào cách virus corona tiến triển như thế nào. Và chẳng ai có manh mối gì cả.
“Khi bạn vừa trải qua một phiên tăng 4,5% và sau đó là một phiên giảm 2%, thì điều đó có nghĩa là gì?”, bà Kathryn Kaminski của AlphaSimplex Group phân trần. “Điều này chỉ có nghĩa chúng tôi không biết chuyện gì đang diễn ra nữa”.
Kết quả là những đợt biến động mạnh lịch sử, nhưng đợt tăng/giảm điểm đứng đầu trong bảng xếp hạng top biến động. Chỉ số đo lường trạng thái biến động CBOE (VIX), thước đo tốt nhất về mức độ sợ hãi trên Phố Wall, vẫn trên 30 điểm trong 6 phiên liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ năm 2011. Khoảng cách giữa chỉ số sợ hãi VIX và các chỉ số sợ hãi ở thị trường mới nổi sắp lên mức kỷ lục, dựa trên dữ liệu từ năm 2011.
Mỹ nhất về mức độ biến động. Nguồn: Bloomberg. |
Thị trường tăng trong ngày thứ Hai (02/03), rồi lại giảm trong ngày thứ Ba, rồi lại chuyển xanh trong ngày thứ Tư và sau đó lại chuyển sang sắc đỏ trong ngày thứ Năm (05/03). Tăng mạnh rồi cũng đi kèm giảm mạnh trong ngày kế tiếp.
Trong 9 phiên vừa qua, có tới 3 phiên chỉ số S&P 500 tăng/giảm 4%, và 4 phiên giảm 3%. Tính trung bình 8 ngày qua, phạm vi đỉnh-đáy trong ngày của S&P 500 đang ở mức rộng nhất kể từ năm 2011, theo dữ liệu từ Bloomberg.
“Bắt đáy? Lần này, khó mà nói được đâu là điều đúng nên làm”, ông Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư tại Independent Advisor Alliance, cho biết. “Vẫn còn quá sớm để nói điều đó cho đến khi bạn rõ ràng hơn về chuyên virus corona có gây ra suy thoái hay giảm tốc mạnh hay không”.
Cantor Fitzgerald cho biết hãy tận dụng phiên tăng điểm dựa trên các động thái của NHTW để bán cổ phiếu. Các nhà chiến lược tại Deutsche Bank Securities nhận thấy làn sóng bán tháo sẽ tiếp tục.
Biến động mạnh đã trở lại. Nguồn: Bloomberg. |
Trong những phiên biến động mạnh lịch sử, cần trung bình 6-7 tuần để biến động giảm bớt, các nhà phân tích của Deutsche Bank Securities cho hay. Trong đó, S&P 500 cần thêm 4-5 tháng để khôi phục lại mức giảm.
Citigroup cho biết sẽ là không khôn ngoan khi đưa ra bất kỳ động thái nào trước khi dữ liệu bắt kịp với virus, bao gồm cả điều chỉnh lợi nhuận. “Chúng tôi thừa nhận là chúng tôi không thể nắm bắt hoàn toàn tình hình biến động thất thường như thế này”, các nhà phân tích cảu Citigroup cho biết.
Hàng loạt công ty đã cảnh báo về những tác động của virus corona đến lợi nhuận doanh nghiệp, nhưng hầu như chẳng có ai đề cập đến quy mô tác động. Goldman Sachs Group Inc., JPMorgan và các công ty khác đã hạ dự báo lợi nhuận trong vài ngày gần đây.
Cumberland Advisors, công ty quản lý quỹ với 3 tỷ USD tài sản quản lý, đã 3 lần giảm dự báo, theo David Kotok, Giám đốc đầu tư tại công ty.
“Chúng tôi không nhận được dự báo từ các công ty vì các công ty cũng không biết phải đưa cái gì”, ông Kotok nói với Bloomberg TV trong tuần này. “Thế nhưng, chúng tôi chỉ biết là lợi nhuận sẽ giảm. Chúng tôi không biết đâu là con số cuối cùng”.
Các thông điệp từ FED cũng gây bối rối. Sau khi thực hiện đợt hạ lãi suất khẩn cấp trong ngày thứ Ba (03/03), Chủ tịch Jerome Powell để ngỏ khả năng hành động thêm tại cuộc họp chính sách tháng 3. Một ngày sau đó, Chủ tịch FED khu vực St. Louis, ông James Bullard cho biết ông không nghĩ thị trường nên quá tin vào khả năng giảm lãi suất một lần nữa.
“Mọi thứ thật hỗn loạn. Một khi tình hình lên đến mức này, thường phải mất vài tuần để mọi thứ lắng xuống”, ông Michael Shaoul, Giám đốc điều hành tại Marketfield Asset Management, cho biết. “Tất cả những gì chúng tôi biết tại thời điểm này là chúng tôi không thực sự hiểu được chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Có lẽ mất thêm 4, 6, 8 tuần trước khi chúng tôi tôi có được thông tin hữu ích về virus cororna hoặc tác động kinh tế từ virus này”.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Link bài gốc: https://nhipcaudautu.vn/chung-khoan/thi-truong-bien-dong-qua-that-thuong-chuyen-gia-chung-khoan-vo-dau-but-toc-chung-toi-khong-biet-chuyen-gi-dang-xay-ra-nua-3333353/