COVID-19 đã thay đổi hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng, để thích ứng với thị trường, doanh nghiệp cũng chuyển đổi số để đảm bảo sự sống còn.
►Chuyển đổi số không phải là một thuật ngữ thời thượng dành riêng cho các tập đoàn hay công ty lớn, thay vào đó, nó là giải pháp ‘cứu sinh’ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tồn tại.
►83% người Việt dành thời gian nghiên cứu trực tuyến về sản phẩm trước khi quyết định mua, 69% người Việt dùng Google tìm kiếm thông tin trước khi mua một món hàng gì mới.
Tân Mỹ Design là thương hiệu lụa lâu đời nổi tiếng với các sản phẩm thêu tay truyền thống trên phố cổ Hàng Gai, Hà Nội. Chị Nguyễn Thuỳ Linh, Tổng giám đốc (cũng là truyền nhân đời thứ 3 của thương hiệu) vẫn luôn tự hào cửa hàng là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và mua sắm, và còn là điểm hẹn văn hóa phố cổ của nhiều du khách, từng được cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton ghé thăm.
“Trước đây chưa bao giờ dùng đến quảng cáo trong kinh doanh. Nhưng COVID-19 ập đến, lần đầu tiên trong 51 năm không có một người khách nào bước vào cửa hàng, chị Linh nghĩ đến chuyện đóng cửa.
Khi tìm hiểu các nguồn thông tin, chị Linh thấy nhiều người dùng trực tuyến (online) hơn để tìm kiếm các cửa hàng và sản phẩm, chị Thùy Linh quyết định giải pháp miễn phí Google Doanh nghiệp của Tôi để mở “mặt bằng online”. Tân Mỹ Design lại có những đơn hàng mới, tiếp cận thêm nhiều khách hàng. ‘Luôn làm mới bản thân để thích nghi và phát triển’, cô Nguyễn Thùy Linh, CEO Tân Mỹ Design chia sẻ.
COVID-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng
Theo báo cáo về hành vi và thói quen của người dùng thay đổi trong COVID-19 từ Kantar, số kết nối Internet từ phía người dùng tăng mạnh trong giai đoạn dịch bệnh, lượng lướt web tăng 70%, xem TV tăng 63% và tương tác trên mạng xã hội tăng 61% so với trước đó, cũng như thời gian tải và dùng ứng dụng công nghệ tăng 20%.
Trong khi theo Google, người tiêu dùng tích cực tìm kiếm thông tin và nội dung để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu như lượt tìm kiếm ‘giao hàng tận nhà’ tăng hơn 100% vào tuần cuối tháng 3.2020 hay 59% người dùng tại ba quốc gia Australia, Trung Quốc và Ấn Độ lên mạng tìm xem những cửa hàng, dịch vụ nào gần họ còn mở cửa.
Trong một khảo sát tiêu dùng vào cuối tháng 4 của công ty nghiên cứu thị trường IPSOS công bố đầu tháng 10.2020, 72% chia sẻ họ hạn chế đi ra ngoài mua sắm để giảm rủi ro nhiễm bệnh. Thay vào đó, 83% chia sẻ họ sẽ dành nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu sản phẩm trên mạng trước khi mua hàng, cũng như 79% chia sẻ sẽ dành nhiều thời gian để so sánh giữa các lựa chọn khác nhau.
Tại Việt Nam, khảo sát trong tháng 5.2020 từ IPSOS cũng cho thấy 83% người Việt dành thời gian nghiên cứu trực tuyến về sản phẩm trước khi quyết định mua, 69% người Việt dùng Google tìm kiếm thông tin trước khi mua một món hàng gì mới.
Thay đổi để sống còn, chuyển đổi số để bứt phá
Ở độ tuổi U60, ông Nguyễn Văn Sơn, chủ doanh nghiệp cà phê Sơn Pacamara (Đà Lạt, Lâm Đồng) gặp bất ngờ khi dịch COVID-19 xảy ra. 70% khách hàng của Sơn Pacamara là khách du lịch nước ngoài, khi dịch lan rộng, cửa hàng Sơn Pacamara giảm tới 90%. Ông Sơn quyết định mở ‘cửa hàng cà phê trực tuyến’, cùng đội ngũ nhân viên trẻ nghiên cứu về chuyển đổi số. Kết quả là doanh thu đạt 150% so với mong đợi.
Sơn Pacamara đã nhanh chóng hồi phục và duy trì hoạt động. Khi người dùng tìm từ khóa “Pacamara”, Sơn Pacamara Farm & Coffee sẽ xuất hiện đầu tiên trong các tìm kiếm internet bất cứ khi nào. Bản đồ giúp những du khách có thể theo dõi đường đi chính xác đến quán cà phê. “Thành công sẽ đến với những người luôn kiên trì, như là hậu vị ngọt sau vị đắng tự nhiên của cà phê. Nếu có khó khăn đi nữa thì mình tin là doanh nghiệp sẽ vượt qua và phát triển bền vững trong tương lai.”, ông Nguyễn Văn Sơn, chủ doanh nghiệp cà phê Sơn Pacamara, chia sẻ.
Tình thế sống còn đặt ra hai bài toán khó cho các doanh nghiệp dù là ở quy mô siêu nhỏ, duy trì và tinh gọn hoạt động trong giai đoạn giãn cách xã hội, và làm sao để sản phẩm và dịch vụ đến được tay khách hàng có nhu cầu trong giai đoạn bình thường mới. Theo đó, COVID-19 thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh hơn bao giờ hết.
Chuyển đổi số không phải là một thuật ngữ thời thượng dành riêng cho các tập đoàn hay công ty lớn, thay vào đó, nó là giải pháp ‘cứu sinh’ cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tồn tại trong khó khăn từ COVID-19 và bứt phá trong giai đoạn bình thường mới. Trong đó, bất lợi của các doanh nghiệp về chuyển đổi số là tư duy triển khai và chiến lược ứng dụng bài bản, chi phí đầu tư cũng là trở ngại lớn, tuy nhiên, với quy mô nhỏ, các doanh nghiệp dễ tiếp cận, thử nghiệm và thay đổi nhanh chóng hơn.
Một doanh nghiệp ứng dụng Google Doanh nghiệp của Tôi (Google My Business, gọi tắt GMB), một công cụ chuyển đổi số tinh gọn và miễn phí của Google giúp doanh nghiệp tạo sự hiện diện cho mình trên môi trường mạng.
Thông tin đầy đủ của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian đóng – mở cửa, có giao hàng tận nơi hay không, bảng giá và hình ảnh sản phẩm, cùng các chương trình khuyến mãi mới nhất, và một công cụ tương tác trực tiếp với khách hàng quan tâm. Bên cạnh đó, những phản hồi và đánh giá từ khách hàng về doanh nghiệp sẽ là tham chiếu hữu ích cho khách hàng tiềm năng khác. GMB trở thành cầu nối cho khách hàng và doanh nghiệp bán lẻ.
Nguồn dẫn: Minh anh/ Nhịp cầu đầu tư
Link bài gốc: https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/cuoc-choi-doi-van-cho-doanh-nghiep-nho-va-vua-3337592/