Tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù chỉ dài khoảng 1km và rộng khoảng 6m nhưng hàng ngày đang phải gánh tải cho hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng “đua nhau” mọc lên gây nên cảnh quá tải và ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Tuyến đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân, Hà Nội) dù chỉ dài khoảng 1km và rộng khoảng 6m nhưng hàng ngày đang phải gánh tải cho hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng “đua nhau” mọc lên gây nên cảnh quá tải và ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Trước tình trạng nhiều tuyến đường bị ngập sâu, ùn tắc kéo dài sau trận mưa cuối tuần vừa qua, nhiều ý kiến cho rằng ngoài lượng mưa lớn thì quy hoạch đô thị Hà Nội đang có vấn đề khi hàng loạt cao ốc đua nhau mọc lên trong khi hệ thống thoát nước không theo kịp.
Các chuyên gia Quy hoạch cho rằng, đường rộng 6m ‘nhồi’ hơn 20 cao ốc, Hà Nội còn ngập dài
Cơm mưa lớn chiều tối ngày 12/5 vừa qua, trên địa bàn Hà Nội đã có trên 20 điểm ngập nặng. Điều đáng nói, ngoài các điểm ngập úng được dự kiến thì xảy ra nhiều điểm ngập nặng, ngập sâu tại các tuyến đường hiện đang có mật độ chung cư, nhà cao tầng dày đặc như: Tuyến đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Trọng Phụng… (quận Thanh Xuân), hay ở các tuyến phố như Tô Hiệu – Bà Triệu (quận Hà Đông)…, nơi mà trước đây ít khi bị ngập úng khi mưa lớn.
Đánh giá về tình trạng ngập úng tại các khu chung cư và khu vực ở các tuyến đường trên, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh Văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, ngoài lượng mưa lớn thì việc quy hoạch hàng loạt cao ốc dày đặc ở đây đang đẩy hệ thống hạ tầng, trong đó hệ thống thoát nước không theo kịp.
Theo KTS Tùng, có những nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất là các khu chung cư, khu nhà ở đây hầu hết được chuyển đổi từ nhà máy xí nghiệp, thậm chí khu vực trũng, ao hồ nay đều được san lấp đi để xây dựng nhà cao tầng nên không còn chỗ thoát nước. Trong khi chúng ta không hề có cốt nền chuẩn của từng khu vực mà chỉ có cốt nền trên giấy nên khi thực hiện quy hoạch mạnh ai người đấy làm.
Thứ hai, nguyên tắc khu đô thị, khu nhà ở đều phải có khu xử lý nước thải, hệ thống thoát nước trước khi đấu nối với hệ thống chung của thành phố. Chẳng hạn, nếu thấp thì phải có hệ thống bơm áp đẩy, chuyển nước lên. Nhưng ở đây các chủ đầu tư chỉ mãi lo xây nhà thật cao, chia nhiều căn hộ để bán. Thậm chí, ăn bớt mà không ai giám sát cả, cho nên hệ thống đấu nối của các chủ khu chung cư này đều nối thẳng vào đường ống, bất kể khả năng đường ống đó chịu được bao nhiêu.
Các chuyên gia quy hoạch phân tích, tuyến đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân), dù chỉ dài khoảng 1km và rộng khoảng 6m nhưng hàng ngày đang phải gánh tải cho hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng “đua nhau” mọc lên gây nên cảnh quá tải ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nay lại phải hứng chịu cảnh ngập nặng khi mưa lớn.
“Tầng hầm ở các khu chung cư cao cấp ở phố Nguyễn Huy Tưởng bị ngập dù có hệ thống bơm tự động bởi không thể bơm kịp, thoát kịp khi đường xung quanh đều bị bê tông hóa nhà cao tầng, nước mưa không còn chỗ để thoát. Hà Nội còn bị ùn tắc giao thông nghiêm trọng và ngập nặng bởi nhồi quá nhiều cao ốc. Đường rộng 6m mà nhồi hơn 20 cao ốc thì Hà Nội còn ngập dài”, vị chuyên gia này phân tích.
KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, trong quy hoạch các nước đã chỉ ra giải pháp chống úng ngập như phải duy trì các công viên cây xanh, các khoảng đất trống, không được bê tông hóa hết. Nhưng thực tế trên địa bàn Hà Nội giải pháp này thì đang được làm ngược lại.
Nguyên tắc khi xây dựng đô thị ít nhất phải để lại 20% diện tích để làm hồ điều hòa, đường đi lại và công viên cây xanh. Nhưng thực tế , rất ít khu đô thị, khu nhà ở có hồ, có công viên cây xanh, thậm chí các khu vực này cũng lấp đi, chuyển đổi công năng sử dụng thành nhà để bán. Đó là một hiện trạng bất cập của việc quản lý quy hoạch rất kém, thậm chí không nói là quy hoạch đang chạy theo các nhà đầu tư.
“Khi chưa mở rộng Hà Nội không bị ngập nặng ở nhiều khu vực, có ngập thì cũng ngập úng cục bộ. Sau này sát nhập Hà Tây về thì ùn tắc và ngập càng lớn, vì do quản lý xây dựng và quy hoạch có vấn đề. Đây cũng là hệ luỵ của việc mải xây nhà cao tầng mà quên hệ thống thoát nước”, vị chuyên gia nói.
Tuyến đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng mặt đường chỉ rộng 6m nhưng hơn 20 cao ốc đua nhau mọc lên
Thực tế tại đường Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân) bị ngập sâu vừa qua, dù chỉ dài khoảng 1km và rộng khoảng 6m nhưng hàng ngày đang phải gánh tải cho hơn 20 tòa nhà chung cư cao tầng.
Đơn cử, dự án chung cư Goldseason nằm trên đường Nguyễn Tuân với 4 tòa nhà cao ốc, 3 tòa ao 35 tầng, 1 tòa cao 27 tầng đang trong thời gian thi công trên tổng diện tích 2,2ha cung cấp khoảng 1.400 căn hộ tương ứng khoảng 5.000 người.
Đối diện là dự án nhà ở 90 Nguyễn Tuân được xây dựng trên khu đất rộng 3,7ha bao gồm 2 khối nhà chung cư cao 29 tầng và 87 nhà liền kề cung cấp khoảng 832 căn hộ chung cư phục vụ khoảng 3.000 nhân khẩu.
Tiếp đến, một khu chung cư cao cấp nằm giao giữa hai phố Nguyễn Huy Tưởng và phố Nguyễn Tuân gồm hai khu A và B với 4 tòa nhà, tòa nhà cao nhất là 35 tầng. Chung cư được đưa vào vận hành từ quý II/2017 với tổng số căn hộ lên đến hơn 1.600 căn hộ sẽ đón hơn 5.000 người đến ở.
Kề nó là Dự án Thống Nhất Complex nằm ở 82 Nguyễn Tuân gồm 2 khối nhà 25 tầng với tổng số 552 căn hộ và 48 nhà liền kề trên 1,7ha sẽ được bàn giao vào quý II/2018. Số lượng cư dân sinh sống tại đây có thể lên đến khoảng 2.000 người.
Tại ngã giao đường Nguyễn Tuân và Ngụy Như Kon Tum là dự án The Legend Towegồm hai tòa tháp, mỗi tòa cao 30 tầng. Tổng số 460 căn hộ với số dân lên đến hơn 1.600 người. Rồi tòa nhà HUD Tower có tổng diện tích đất lên đến 6.500 m2 gồm hai toà tháp văn phòng cao 32 và 27 tầng nằm tại ngã tư đường Lê Văn Lương và Nguyễn Tuân mới đưa vào sử dụng với hàng nghìn người.
Tất cả đang đẩy khu vực này ngột thở vì ùn tắc giao thông hàng ngày và ngập nặng khi mưa lớn.
Tiền phong