Hình minh họa
Đất quanh sân bay Long Thành: “Sóng ngầm” vẫn âm ỉ
Cơn sốt đất tại khu vực quanh sân bay Long Thành đã phần nào dịu xuống, sau khi tỉnh Đồng Nai đưa ra nhiều biện pháp để siết chặt tình trạng phân lô bán nền. Thế nhưng, giới quan sát thị trường cho rằng đằng sau sự yên ắng ấy, cơn “sóng ngầm” vẫn âm ỉ, đang chực chờ bùng phát trở lại.
Cách đây khoảng 1 năm, con đường Giải Phóng (xã Long An, huyện Long Thành) luôn sôi động với các hoạt động mua bán đất. Đây được cho là con đường chính dẫn đến cửa ngõ của dự án sân bay Quốc tế Long Thành trong tương lai. Lúc đó, dọc 2 bên con đường này luôn ngập tràn bảng quảng cáo, băng rôn giới thiệu mua bán đất, từ đất nông nghiệp đến đất nền dự án. Nhiều người dân vốn quen với công việc nương rẫy nay cũng “ăn theo” cơn sốt đất, trở thành cò giao dịch, mở cơ sở để môi giới đất đai.
Bất động sản quận 4 sẽ trở thành điểm nóng trong thời gian tới?
Được ví như một “cù lao” giữa lòng Sài Gòn, quận 4 có vị trí tiếp giáp ba mặt sông nước. Tuy nhiên, đó cũng chính là sự bất tiện cho các cư dân tại đây khi bị ngăn cách các quận xung quanh khiến cho nơi đây luôn trong tình trạng “ngăn sông cách chợ”.
Trước những năm 2000, giá trị thị trường bất động sản tại đây cũng không được chú trọng và có phần trầm lắng hơn so với các khu vực khác của TP.HCM. Thế nhưng, trong gần 20 năm trở lại đây, liên tiếp những quy hoạch với sự mở rộng, nâng cấp cũng như xây dựng mới các cây cầu và các con đường đã khiến cho bộ mặt đô thị của quận 4 thay đổi nhanh chóng. Những cây cầu như: Khánh Hội, Ông Lãnh, Calmette, Nguyễn Văn Cừ,… đã kết nối quận 4 với các quận khu trung tâm cùng các quận huyện phía Nam thành phố.
Buổi tiếp xúc dự kiến từ 14 – 16 giờ 30, nhưng kéo dài đến hơn 20 giờ 30 với rất nhiều nước mắt và cả sự giận dữ của cử tri bị ảnh hưởng bởi khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết phản ánh liên quan đến việc đền bù ở Thủ Thiêm, bà có gọi điện tới Công ty Đại Quang Minh hỏi về dự án Sa La thì được biết 1 m2 nhà ở dự án này bán tới 350 triệu đồng, còn nhà nguyên căn tới 23 tỉ đồng/căn. “Nhà nước đền bù cho dân tại dự án này chỉ 18 triệu đồng/m2 và không biết giao cho doanh nghiệp bao nhiêu, nhưng dự án Sa La bán với giá tới 350 triệu đồng/m2. Làm như thế thì ép dân quá, trong khi người dân rất nghèo. Nếu trường hợp dự án Sa La bán 350 triệu đồng/m2 thì phải đền bù 50 triệu đồng chứ 18 triệu đồng/m2 thì ít quá”, bà Tuyết nói.
Khi thị trường đất nền các tỉnh Đồng Nai, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu đang “nóng hầm hập” như lúc này, thì địa phương láng giềng Bình Dương lại vô cùng trầm lắng.
Từ tỉnh Bình Phước, gia đình ông Thái Văn Long đến mua đất xây nhà tại khu đô thị Mỹ Phước 3 (thị xã Bến Cát), với mong muốn “lên đời” cho vợ con. Ông Long sau đó mở một quán ăn kèm nước giải khát. Ngày đầu, quán thưa thớt khách. Chờ đợi thêm một năm, rồi hai năm, quán vẫn không có khách. Đến giờ thì ông nản hẳn, đang tính đóng cửa quán. Ông tâm sự như mếu: “Năm 2014, tôi bắt đầu sống ở khu đô thị Mỹ Phước 3. Đã 4 năm trôi qua, dân cư trong vùng vẫn rất thưa thớt, vì vậy mà hàng quán ở đây rất ế ẩm. Trong khu đô thị, nhà xây lên thì nhiều mà không có người đến mua. Có lẽ gia đình tôi đã sai lầm khi chọn khu vực này để làm ăn, sinh sống”.
Mua 800 triệu, bán 18 tỷ: Đất đặc khu sốt cực điểm, lãi khổng lồ
Cơn sốt đất Phú Quốc, Vân Đồn khiến các nhà đầu tư đổ xô đi đầu tư. Có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng, có lô đất chỉ 2 tiếng sau đã nhảy lên gần 6 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, một nhà đầu tư sau khi nghe thông tin ngừng giao dịch đã tạm thời không xuống tiền để nghe ngóng. Ông Tuấn cho hay, ông cùng mấy bạn bè từ Hà Nội xuống Vân Đồn tìm hiểu mua đất để đầu tư. Tuy nhiên, giá đất liên tục tăng nên ông cũng lo lắng. “Mình vừa hỏi sáng giá này, chiều đã có mức giá khác, cò đất thì liên tục giục xuống tiền. Cũng may, chưa đặt cọc thì đã có lệnh dừng lại”, ông Tuấn cho biết. Theo nhiều môi giới nhà đất, thị trường đất nền đang nghe ngóng. Nhiều người mua bỏ cọc khiến cho giới đầu cơ bắt đầu lo lắng.
Cơn sốt đất nền tại TP.HCM chưa hạ nhiệt
Dù đã có nhiều biện pháp làm “giảm nhiệt” cơn sốt đất tại TP.HCM, nhưng tới thời điểm này, phân khúc đất nền vẫn “nóng”.
Chỉ giữa tháng 4 vừa qua, giá đất tại khu Thạnh Mỹ Lợi, quận 2 vào khoảng 80 – 120 triệu đồng/m2, thì hiện nay đã lên tới 100 – 150 triệu đồng/m2. Trong khi đó, cuối năm 2017, giá đất tại đây chỉ giao dịch ở mức từ 60 – 90 triệu đồng/m2. Tại khu quận 9, giá đất cũng tiếp tục tăng mạnh khi cuối tháng 3 vừa qua giao dịch tại các tuyến đường như Lò Lu, Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh… từ 19 – 24 triệu đồng/m2, hiện đã lên tới 29 – 32 triệu đồng/m2. Tại các huyện như Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè…, cơn sốt đất cũng đang càn quét mạnh với việc giá đất tăng từng ngày.
Đất Vân Đồn, Phú Quốc hạ nhiệt
Giao dịch tại Phú Quốc chững lại sau khi chính quyền tạm dừng chuyển nhượng đất, còn ở Vân Đồn vẫn âm ỉ.
“Vừa hôm qua vẫn có khách hàng hỏi tìm mua đất nền biệt thự với giá đang giao dịch gấp khoảng 3 lần hơn một năm trước, tức khoảng 36 triệu đồng mỗi m2”, một môi giới tên Tuấn cho hay. Hai ngày cuối tuần, anh vẫn đưa đón trên dưới 10 khách đến thăm đất Vân Đồn, gồm cả đất thổ cư và đất nền dự án. Theo anh, tình trạng nóng sốt không diễn ra công khai như trước, song không ít nhà đầu tư đến từ Hà Nội vẫn săn lùng đất nền tại các dự án và những cơn sốt ngầm vẫn âm ỉ. Tuy nhiên, anh cho biết, hiện các loại bất động sản này trên thị trường sơ cấp (chủ đầu tư bán trực tiếp cho khách hàng) rất khan hiếm, các dự án đều đã bán hết. Do đó, giao dịch chủ yếu là trên thị trường thứ cấp với mức giá hiện gấp 3-4 lần so với cùng kỳ.