Theo Nikkei, một số nhà quan sát tin rằng lý do mà các cơ quan chức năng đang kéo dài thời gian cấp giấy phép kinh doanh xuất phát từ mức độ tin cậy không cao về khả năng tài chính và khả năng hoạt động của doanh nghiệp phát triển bất động sản mới nổi như FLC.
Bamboo Airways, hãng hàng không của tập đoàn phát triển bất động sản FLC Group, đang chờ giấy phép kinh doanh trước các chuyến bay đầu tiên được lên lịch vào tháng 10 tới.
Các nhà chức trách được cho là có vẻ nghi ngờ về khả năng tài chính và hoạt động của hãng vận tải. Tuy nhiên, FLC vẫn lạc quan và có kế hoạch bắt đầu bán vé vào cuối tháng này, theo Nikkei.
Tại sự kiện ra mắt vào cuối tháng 8 vừa qua, người sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn FLC – ông Trịnh Văn Quyết cho biết, hãng hàng không Bamboo Airways đã sẵn sàng cất cánh sau 4 năm chuẩn bị. Ông cho biết Bamboo Airways có những điểm tương đồng với các nhà cung cấp dịch vụ hàng không khác, đồng thời cung cấp một số dịch vụ tiện nghi chất lượng cao với giá thấp.
Mục tiêu của hãng là hướng tới khai thác 24 tuyến nội địa và 16 tuyến quốc tế vào cuối năm 2023, chủ yếu là các điểm đến mà FLC có khu nghỉ dưỡng, bao gồm các tỉnh như Bình Định ở miền Trung và ở phía Bắc như Thanh Hóa.
Bamboo Airways cũng đã ký biên bản ghi nhớ mua 24 máy bay Airbus A321 từ Airbus, và 20 máy bay Boeing 787 Dreamliners từ Boeing.
Được Chính phủ cho phép thành lập vào tháng 7 vừa qua, nếu được cấp giấy phép hoạt động , chuyến bay đầu tiên của hãng sẽ là chuyến bay giữa Hà Nội và Quy Nhơn – thủ phủ của tỉnh Bình Định, vào ngày 10/10.
Trong tháng 8 vừa qua, xuất hiện một trang web có địa chỉ là http://bambooairway.vn với thông tin về vé và quảng cáo, cũng như đăng tải thông tin về việc hãng đã được cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Ngay sau đó, Cục Hàng không Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) đã có văn bản yêu cầu Bamboo Airways gỡ bỏ các thông tin không chính xác, tuy nhiên hãng hàng không phủ nhận việc sở hữu trang web này và cho rằng đây là trang giả mạo.
Theo Nikkei, một số nhà quan sát tin rằng lý do mà các cơ quan chức nang đang kéo dài thời gian cấp phép xuất phát từ mức độ tin cậy không cao về khả năng hoạt động của nhà phát triển bất động sản mới nổi như FLC. FLC được thành lập năm 2008, trải qua thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự phát triển của bất động sản nghỉ dưỡng. Doanh thu của tập đoàn đạt 11.64 tỷ đồng (500 triệu USD) trong năm 2017, gần gấp 7 lần so với năm 2013.
Cũng theo Nikkei, cơ sở tài chính của FLC được xem là yếu hơn so với Vingroup – công ty bất động sản lớn nhất của Việt Nam – đang mở rộng sang lĩnh vực sản xuất ô tô. FLC cũng được đánh giá là yếu hơn so với Vietjet Air, hãng hàng không có cả một ngân hàng cùng hệ thống một nhóm các doanh nghiệp hậu thuẫn.
Trong tháng 7, Bamboo Airways đã tăng vốn điều lệ lên 1.300 tỷ đồng, gần gấp đôi kế hoạch ban đầu 700 tỷ đồng.
Lo ngại về sự cạnh tranh quá mức trên thị trường hàng không giá rẻ của Việt Nam cũng cũng là một trong những nguyên nhân của việc kéo dài quá trình cấp giấy phép, theo Nikkei. Thị trường hàng không của Việt Nam, trước đây phần lớn chi phối bởi hãng hàng không quốc nhà nước Vietnam Airlines, đã trải qua một sự thay đổi mạnh mẽ sau khi hãng hàng không tư nhân Vietjet Air ra mắt vào cuối năm 2011. Đến nửa đầu năm 2017, “người mới” Vietjet Air chiếm đến 43% thị phần, tăng từ 8% năm 2012; trong khi đó Vietnam Airlines chiếm 42% thị phần. Jetstar Pacific Airlines, hãng hàng không giá rẻ của Vietnam Airlines, chiếm hơn 10% thị phần.
Vào tháng 7/2017, Vietjet đã hợp tác với Japan Airlines để khai thác các chuyến bay giữa Hà Nội và sân bay Narita của Nhật Bản bắt đầu từ tháng 1/2019. Vietjet đang tìm cách tăng cường lượng hành khách Nhật Bản khi Tokyo đang nỗ lực thu hút lao động nước ngoài.
Các hãng hàng không nước ngoài, như AirAsia của Malaysia và một số hãng hàng không giá rẻ của Trung Quốc, đang nhắm đến Việt Nam, nơi mà thị trường hàng không đã tăng hơn 20% hàng năm khi tầng lớp trung lưu đang phát triển.
Nếu thành công, Bamboo Airways sẽ tăng áp lực lên Vietnam Airlines, cũng tăng sức cạnh tranh trên thị trường hàng không nội địa.
(Theo Nikkei)