Chủ Nhật, Tháng Một 14, 2024

Nên ưu tiên ngành nghề bị ảnh hưởng nặng

Bài viết liên quan

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới cộng đồng doanh nghiệp, từ đó làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước. Để cân đối chính sách tài khóa, Chính phủ cần xem xét cả phương án hỗ trợ trước mắt cho doanh nghiệp dịch vụ, giao thương trực tiếp với Trung Quốc.

Dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ảnh: Tuấn Nguyễn
Dịch bệnh khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng Ảnh: Tuấn Nguyễn

Ðề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế – xã hội (MASSEI), dịch Covid-19 đang khiến cho nguồn thu ngân sách (NSNN) sụt giảm nghiêm trọng. Do đó, Chính phủ rất cẩn trọng với các chính sách tài khóa để vừa đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt khó sản xuất, vừa để nền kinh tế nhanh chóng phục hồi trong khi ngân sách không bị thâm hụt quá lớn, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế trong dài hạn.

Giám đốc MASSEI cho rằng, trước mắt, Chính phủ nên xem xét hỗ trợ các DN ngành dịch vụ như du lịch, vận tải, giáo dục do những ngành này bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tiếp đó, những DN có giao thương trực tiếp với Trung Quốc, bởi với nền kinh tế có giá trị xuất nhập khẩu (XNK) với Trung Quốc lên tới 117 tỷ USD (năm 2019) như Việt Nam, mức độ ảnh hưởng có thể nói là lớn khi dịch bệnh lan rộng.

Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài, ông Đinh Tuấn Minh kiến nghị Chính phủ nên cân nhắc cải cách toàn diện chính sách thuế theo hướng giảm mạnh thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), nâng mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và bù đắp hụt thu từ các sắc thuế trên bằng việc tăng thuế giá trị gia tăng (VAT). Bởi theo ông, đây là giải pháp không những vẫn đảm bảo cân bằng ngân sách mà còn khuyến khích người dân tăng tiết kiệm, bỏ tiền đầu tư mở rộng sản xuất cũng như thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn, qua đó nhanh chóng giúp nền kinh tế hồi phục.

Cần gỡ khó kịp thời

Theo kết quả khảo sát 1.200 DNvề khả năng chịu tác động của dịch Covid-19 vừa được Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng) thực hiện, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% DN cho biết sẽ phá sản. Khi đó, doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng… Ngoài ra, gần 30% doanh nghiệp mất 20-50% doanh thu, 60% DN thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.

Nhóm ngành bị tác động nghiêm trọng và tức thì từ Covid-19 gồm lưu trú, khách sạn và cả DN hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Tiếp đến là giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…

Do tác động dịch bệnh, nhiều DN buộc phải cho lao động nghỉ việc hoặc cho nhân viên nghỉ không lương, thậm chí tạm dừng kinh doanh. Tuy nhiên, các giải pháp trước mắt này, theo Ban IV sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, khi hàng trăm nghìn người mất việc làm, gây bất ổn xã hội. Đáng ngại hơn, khoảng 20% DN thông tin “không có giải pháp gì ứng phó với dịch bệnh”.

Thông qua khảo sát của Ban IV, các DN cũng đã kiến nghị Chính phủ có chính sách riêng để “cứu” họ, như giảm thuế TNDN, miễn lãi với khoản thuế nộp chậm, miễn đóng bảo hiểm xã hội…Chính phủ cũng cần hỗ trợ vốn vay ưu đãi cho DN và giảm lãi suất các khoản vay, khoanh nợ, giãn thời gian trả nợ. Bên cạnh đó, các DN cũng mong muốn Chính phủ thực hiện các gói kích cầu, mở cửa thông quan để nhập nguyên liệu đầu vào, giảm giá điện, nước…

Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), bộ này đề xuất gia hạn 5 tháng nộp thuế VAT của tháng 3, 4, 5 và 6/2020 cho DN, cá nhân kinh doanh, hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề bởi dịch Covid-19. Tiền thuê đất của các đối tượng này cũng được đề nghị gia hạn 5 tháng.

Riêng DN nhỏ và siêu nhỏ, ông Thi cho hay, Bộ Tài chính đề nghị Chính phủ gia hạn nộp thuế VAT, phân biệt ngành nghề kinh doanh. Theo số liệu của ngành thuế, 93% DN đang kê khai và nộp thuế của cả nước có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Như vậy, sẽ có hơn 93% DN của cả nước được chậm nộp thuế VAT.

Về thủ tục gia hạn nộp thuế VAT, theo ông Thi, doanh nghiệp không phải kê khai thiệt hại gì mà chỉ cần thấy có ngành kinh doanh thuộc đối tượng được gia hạn thì kê khai chậm nộp thuế. Còn DN nhỏ và siêu nhỏ dù mức thiệt hại ít hay nhiều, không phân biệt ngành nghề, đều được hưởng chính sách này.

Bình luận về các khoản thuế khác, ông Phạm Đình Thi khẳng định, Bộ Tài chính sẽ luôn bám sát tình hình dịch bệnh Covid-19 để kịp thời tham mưu cho Chính phủ các giải pháp tài chính hỗ trợ DN, người dân.

Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, tổng thu NSNN thực hiện tháng 2 ước đạt 95,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế thu 2 tháng đầu năm đạt 276,7 nghìn tỷ đồng, bằng 18,3% dự toán, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng thu của năm ngoái (2 tháng đầu năm 2019 tăng hơn 18%).

Link bài gốc: https://www.tienphong.vn/kinh-te/nen-uu-tien-nganh-nghe-bi-anh-huong-nang-1621761.tpo

Tin tiếp theo

Welcome Back!

Login to your account below

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.