Việc Trung Quốc chi phối chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp quốc gia này tránh được những tổn thất từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Nhìn vào trường hợp của những chiếc xe nâng pallet sản xuất bởi công ty Staxx Matarial Handling Equipment tại tỉnh Ninh Ba, Trung Quốc. Sản xuất Trung Quốc chiếm ưu thế tại những thị trường có mức giá thấp với lợi thế cạnh tra về giá cả lớn so với những đối thủ đến từ phương Tây, Giám đốc xuất khẩu Thomas Wang cho hay.
Người tiêu dùng Mỹ “không có nhà cung cấp chất lượng tốt để thay thế Trung Quốc”, Wang nói và cho biết thêm, doanh thu tại Mỹ chiếm khoảng 1/5 sản lượng của công ty.
Ngoài ra, thị trường trong nước đang phát triển ngày càng nhanh và đóng vai trò như một “mũi neo” cho chuỗi cung cứng toàn cầu của họ. Điều đó cùng sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ đã khiến ông Trump đưa ra mức thuế 250 tỷ USD đối với các các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm dưới mức 1/5 tổng số lượng của Trung Quốc và Deutsche Bank ước tính về tổng thế, sản lượng công nghiệp của Trung Quốc chỉ chiếm 5% khi đưa tới thị trường Mỹ.
Zhang Zhiwei, giám đốc kinh tế Trung Quốc tại Deutsche Bank trụ sở Hồng Kông, cho hay: “Sản xuất của Trung Quốc phục vụ phần còn lại của thế giới quan trọng gấp 5 lần chuỗi cung ứng phục vụ thị trường Mỹ. Vấn đề chính là liệu thuế hiệu suất của Mỹ có thể đưa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc được hay không. Lịch sử cho thấy rằng câu trả lời là không.”
Một trường hợp trong quá khứ Zhang nhấn mạnh đó là thuế chống bán phá giá áp đặt bởi Mỹ đối với máy giặt gia dụng lớn vào đầu năm 2017. Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ đã giảm sút nhưng tác động đến sản xuất máy giặt về tổng thể lại không đáng kể, bởi các lô hàng này còn được gửi đến những thị trường khác và cả người tiêu dùng trong nước.
Hơn 10 nhà sản xuất đồ nội thất cho đến điện thoại được phỏng vấn gần đây tại trung tâm công nghiệp của Trung Quốc phía nam tỉnh Quảng Đông, cho biết họ đang phải đối mặt với những tổn thất mang tính ngắn hạn từ những đơn đặt hàng của Mỹ khi mức thuế quan tăng lên đến 25%. Họ cũng tự tin rằng việc này sẽ gây sự trục trặc đối với các thị trường nước ngoài khác và người tiêu dùng Trung Quốc đang chiếm ưu thế.
Khu vực này đang đóng vai trò là một trung tâm sản xuất truyền thống của tất cả các sản phẩm từ đồ chơi đến hoá chất, cũng như là một vị trí công nghệ cao hiện đang là nơi đặt trụ sở của các công ty công nghệ lớn như Tencent.
Công ty Shenzen Garlant Technology Development, sản xuất mọi thứ từ đồ chơi đế phụ kiện bao gồm bộ sạc, dây cáp, loa và tai nghe, chiếm khoảng 1/5 trong 150 triệu USD doanh thu hàng năm, theo nhà sáng lập của công ty – Andy Yu.
Ông cho hay, các đối thủ đến từ phương Tây bán sản phẩm của họ với mức giá cao hơn nhiều và những đối thủ từ Đông Nam Á, Mỹ Latinh lại kém xa về khả năng quản lý cũng như công nghệ. Trung Quốc hiện là nhà cung cấp chiếm ưu thế trên toàn cầu và việc nghĩ rằng nó có thể bị thay thế là rất không thực tế.
Với mức thuế quan 200 tỷ USD áp lên các mặt hàng của Trung Quốc và sẽ tăng từ 10% lên 25% vào tháng 1 tới, thì một số công ty của Mỹ cũng đang xem xét về việc chuyển dịch, mua bán từ Trung Quốc sang những thị trường khác, trong đó có Mexico, Ấn Độ và cả Mỹ.
Nhưng dù mức thuế quan 25% áp lên tất cả các mặt hàng thì con số đó vẫn chưa phải quá cao so với giá thành đắt đỏ của các sản phẩm từ Mỹ khi so sánh với những công ty đối thủ. Ngoài ra thì Mỹ vẫn là một thị trường đáng để cạnh tranh.
Trung Quốc vẫn có lợi thế về giá cả do đây là những lợi thế kinh tế về quy mô và được thiết lập hiệu quả trong các bộ phận của chuỗi cung ứng mà rất khó để nhận được chứng nhận, bao gồm thực phẩm, dược phẩm, một số thiết bị dược phẩm và thiết bị giao thông, Mary Lovely, thành viên cấp cao không thường trú tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington, cho hay.
Bà nói thêm: “Thiệt hại do thuế quan từ Mỹ lại ở mức dễ chịu đối với Trung Quốc. Những mức thuế này là mang tính đơn phương và Trung Quốc vẫn tiếp tục là nhà cung cấp đối với các nước khác trên thế giới.”
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg