Theo ước tính của Bloomberg, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump thực thi lời cảnh báo áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ thì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 của Trung Quốc sẽ chỉ còn khoảng 5%, dù các biện pháp ứng phó của Bắc Kinh được cho là sẽ có tác dụng làm dịu bớt cú sốc sụt giảm tăng trưởng.
Rủi ro thứ 2 là mâu thuẫn giữa chính phủ Italy với Liên minh châu Âu (EU) về kế hoạch ngân sách với những khoản chi tiêu mạnh tay khiến giới đầu tư và các quan chức EU cảm thấy bất an. EU có khả năng sẽ áp kỷ luật ngân sách đối với các quốc gia thành viên. Tiếp đó là đảng Dân chủ giành kiểm soát Hạ viện Mỹ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua có thể cản trở chương trình nghị sự của Tổng thống Donald Trump, mở đường cho những cuộc điều tra không hạn chế nhằm vào chính phủ của ông. Điều này đồng nghĩa với khả năng 2 năm bế tắc chính sách, sẽ khó có thêm những kế hoạch cắt giảm thuế hay tăng đầu tư cơ sở hạ tầng. Năm 2019 sẽ là năm bầu cử ở một số nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, như Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi cùng tình hình địa chính trị ở châu Á cũng là các yếu tố có thể tác động đáng kể tới kinh tế thế giới năm 2019.